Nhật Bản vẫn duy trì án tử hình
Hai án tử hình được thi hành tại Nhật Bản trong ngày 25.3, Bộ trưởng Tư pháp Mitsuhide Iwaki cho biết tại một cuộc họp báo sáng cùng ngày.
Phòng thi hành án tử hình ở nhà giam Tokyo, quận Katsushika – Ảnh: AFP
Theo RIA ngày 25.3, bản án tử hình gần đây nhất được thi hành tại Nhật Bản vào tháng 12 năm ngoái. Chỉ trong ba năm cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe, đã có 16 kẻ tội phạm bị hành quyết. Hiện giờ còn có 126 tử tù đang chờ ngày ra pháp trường. Thông thường, án tử hình không được thi hành ngay mà phải sau một vài năm kể từ khi tuyên án.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi Nhật Bản bãi bỏ án tử hình với lý do nhân đạo. Người bị kết án có thể phải chờ đợi việc thi hành án trong nhiều năm, và chỉ được biết đến điều này trong buổi sáng của ngày thi hành án. Án tử hình ở Nhật Bản được thi hành bằng biện pháp treo cổ.
“Theo các cuộc thăm dò ý kiến, đa số người dân tin rằng án tử hình là không thể tránh khỏi trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng, vì vậy tôi nghĩ rằng việc bãi bỏ là không thực tế”, Bộ trưởng Mitsuhide Iwaki nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo các cuộc thăm dò ý kiến, đa số người dân trong nước (85%) ủng hộ việc bảo lưu hình phạt tử hình.
Hồi cuối năm ngoái, Liên đoàn luật sư Nhật Bản đã kiến nghị bãi bỏ án tử hình nhưng không được chấp nhận. Theo các luật sư, trong quá trình tố tụng và xét xử có thể xảy ra sai sót dẫn đến bản án tử hình oan sai. Trên thực tế, trong gần 50 năm qua ở Nhật Bản đã có 4 trường hợp tử tù được minh oan trước khi bản án được thi hành, và rất có thể còn có những bản án oan sai đã được thi hành và nạn nhân vô tội vĩnh viễn không còn có cơ hội làm lại cuộc đời.
Được biết, đến cuối năm 2015, đã có 140 quốc gia bỏ án tử hình.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Trung Quốc cảnh báo Nhật không nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị G7
Trung Quốc đã cảnh báo Nhật Bản không nên mang vấn đề tranh chấp tại Biển Đông ra hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật vào tháng 5 tới, vì sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ 2 nước.
Trung Quốc cảnh báo nếu Nhật Bản nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị G7, việc cải thiện mối quan hệ 2 nước sẽ bị ảnh hưởng - Ảnh: Reuters
Trung Quốc đã đề cập vấn đề này với phía Nhật Bản trong cuộc gặp của các quan chức ngoại giao 2 nước tại Tokyo hồi cuối tháng 2, hãng tin Kyodo ngày 20.3 dẫn nguồn tin cho biết.
Tuy nhiên, Nhật bản đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc và cho rằng cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp và quân sự hoá Biển Đông.
Tại cuộc gặp trợ lý ngoại trưởng Nhật Shinsuke Sugiyama ngày 29.2, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, ông Khổng Huyễn Hựu (Kong Xuanyou) đã mạnh mẽ phản đối việc Nhật công khai chỉ trích Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông. Ông Kong nói rằng Nhật Bản không phải là bên tranh chấp tại Biển Đông mà cứ hành xử như là phía có liên quan.
Ông Sugiyama đáp rằng việc thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng biện pháp quân sự là không thể tha thứ và ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trong việc thành lập quy tắc về luật biển.
Mối quan hệ Nhật - Trung hục hặc thời gian qua về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang có ý định nhấn mạnh tầm quan trọng của luật quốc tế đối với vấn đề Biển Đông trong tuyên bố chung của lãnh đạo các nước G7 vào tháng 5, đồng thời bảo đảm tính gắn kết về vấn đề Biển Đông tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước G7 tại Hiroshima vào tháng 4.
Tuy nhiên, hãng tin Kyodo cho rằng nếu Nhật nêu vấn đề này tại hội nghị G7, Trung Quốc có thể sẽ giận dữ và gây ảnh hưởng trong việc cải thiện mối quan hệ 2 nước, vốn đã hục hặc về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
Mối quan hệ Nhật-Trung đã xuống mức thấp nhất trong vài năm qua sau khi chính phủ Nhật mua lại hầu hết các đảo tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông hồi tháng 9.2012 từ một chủ sở hữu người Nhật.
Hội nghị G7 gồm các nước Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý sẽ diễn ra tại tỉnh Mie (Nhật Bản) từ ngày 26-27.5.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Đảng cầm quyền Nhật kêu gọi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế Đảng cầm quyền hối thúc chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế vì hoạt động khoan dầu ở biển Hoa Đông, tương tự biện pháp của Philippines. Tàu tuần duyên Trung - Nhật trên biển Hoa Đông. Ảnh: Reuters "Mọi người đều nhất trí rằng chúng ta không nên tránh đưa vấn...