Nhật Bản và quá trình “cắt đứt” đau đớn với Trung Quốc
Đối với Nhật Bản, cách ly khỏi Trung Quốc là một quyết định đau đớn, bởi hầu như tất cả những giá trị văn hóa của họ đều xuất nguồn từ Trung Quốc.
LTS:Trong bài viết dưới đây, tác giả David Pilling đã đi vào những khía cạnh phức tạp trong quá trình trở nên khác biệt của đất nước Nhật Bản.
Cách đây hơn 100 năm, ngày 16/3/1885, tờ Jiji Shimpo (Thời sự tân báo) của Nhật đăng tải bài xã luận “Thoát Á” mà hiện nay nhiều người cho rằng do Yukichi Fukuzawa, đỉnh cao trí tuệ của phong trào cải cách thế kỷ 19 với cao trào là thời kỳ Minh Trị Duy Tân, viết. Bài xã luận cho rằng không thể để Nhật Bản bị nền phong kiến Trung Hoa và Hàn Quốc làm cho trì trệ, và nên “thoát khỏi vòng tư tưởng của các quốc gia châu Á mà gia nhập với các quốc gia văn minh phương Tây.”
Việc Nhật Bản “đoạn tuyệt” với Trung Quốc (thời gian sau này thậm chí Nhật còn đưa quân sang xâm lược Trung Quốc) là một câu chuyện đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Căng thẳng giữa hai quốc gia hiện đang ở mức hết sức nghiêm trọng. Lãnh đạo hai nước cũng đã bắt đầu bóng gió so sánh hiện tại với các năm 1914 và 1939, thời điểm mà cả thế giới đang đứng trên bờ vực chiến tranh.
Nguồn cơn chính của sự thù địch này là hành động xâm lược Trung Quốc trong những năm 1930 và 1940 – đây là một nỗ lực bất thành của Nhật nhằm thuộc địa hóa “quốc gia trung tâm ở dưới gầm trời” đã làm thiệt mạng hàng triệu người. Mối hiềm khích này cũng xuất nguồn từ năm 1895, khi Nhật Bản và Trung Quốc tham gia vào một cuộc chiến tranh ngắn, qua đó Nhật thôn tính một phần lãnh thổ Trung Quốc, gồm cả Đài Loan, và tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), vốn là tâm điểm trong cuộc tranh cãi lãnh thổ ngày nay.
Mối quan hệ Nhật Bản và TQ gần đây càng trở nên căng thẳng sau những xung đột tại Hoa Đông. Ảnh: BBC
Tuy nhiên, còn một lý do tế nhị khó thấy khác, khởi nguồn từ quá khứ còn xa hơn nữa, khi Nhật cắt đứt mối liên hệ về mặt lý trí với Trung Quốc và chuyên tâm vào nỗ lực hiện đại hóa, Âu hóa quốc gia của mình.
Trung Quốc từng được coi là cội nguồn trí tuệ của Nhật Bản, một quần đảo cô lập nằm nhỏ nhoi như một dấu ngoặc lửng ở rìa phía đông của khu vực giao lưu giữa Á – Âu rộng lớn. Kyoto, thủ phủ chính trị của Nhật Bản trong suốt một ngàn năm được thành lập từ thế kỷ thứ 8, là một bản sao hoàn hảo của kinh đô Trường An triều nhà Đường. Nhiều thi phẩm lớn của Nhật Bản được viết tại Trung Quốc. Chỉ phụ nữ mới viết chữ chú âm kana – vào thế kỷ XXI, một cung nữ trong triều đình đã viết Truyền thuyết về Genji, tác phẩm được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Đối với nam giới, học đồng nghĩa với việc học ở Trung Quốc.
Nhưng trong các thế kỷ tiếp theo, sự uy nghi của nền văn minh Trung Quốc dần dần suy yếu, đặc biệt kể từ năm 1644 khi triều Minh sụp đổ và nhà Hán bị nước ngoài kiểm soát. Sự kiện này ở Trung Quốc trùng hợp với giai đoạn đầu của chế độ Mạc phủ Tokugawa (1600-1868); khi đó các tướng lĩnh cai trị đang tìm cách bảo vệ nhà nước Nhật – và bản thân họ – khỏi tầm ảnh hưởng của ngoại bang, trong đó có Trung Quốc.
Video đang HOT
Với quyết tâm bảo vệ nền tự chủ đồng thời ý thức được các hệ tư tưởng trái chiều nhau, Mạc phủ đã ra lệnh cấm người dân Nhật Bản ra khỏi nước ngoài (người phạm tội sẽ bị xử tử). Các thương nhân Trung Quốc hầu như bị hạn chế sinh hoạt trong một khu phố người Trung Quốc trong thành phố Nagasaki.
Đối với Nhật Bản, cách ly khỏi Trung Quốc là một quyết định đau đớn, bởi hầu như tất cả những giá trị văn hóa của họ đều xuất nguồn từ Trung Quốc, từ truyền thống trồng lúa nước, chữ viết, các quan điểm Khổng giáo về trật tự quân thần và gia đình, cho đến các kỹ thuật sử dụng đồng và sắt. Theo nhà sử học George Sansom, đạo Phật, vốn cũng được truyền qua Nhật từ Trung Quốc (dù rằng Ấn Độ mới là quê hương của tôn giáo này), là “một con chim lớn kỳ diệu, bay qua đại dương trên đôi cánh mạnh mẽ, mang tới cho Nhật Bản tất cả những nhân tố của một đời sống mới – một nền đạo đức mới, kiến thức về tất cả các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, nghề nghiệp, và các tư tưởng siêu hình tinh tế vốn chưa từng xuất hiện trong truyền thống bản địa.”
Trong thời kỳ cai trị của chế độ Mạc phủ Tokugawa, các học giả ở hệ thống trường Quốc học (kokugaku) đã nỗ lực làm sống lại tinh thần dân tộc và nới lỏng dần những ảnh hưởng của Trung Quốc. Những tư tưởng này càng được củng cố thêm sau cuộc chiến tranh Nha phiến giai đoạn 1839 – 1842, trong đó chỉ một số lượng ít ỏi các chiến hạm của Anh quốc cũng đủ sức làm “bẽ mặt” nền văn minh vĩ đại của “quốc gia trung tâm dưới gầm trời”. Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị “băm nát như quả dưa hấu”.
Để tránh gặp phải số phận tương tự, Nhật Bản sẽ phải tiếp nhận nền văn minh phương tây và đoạn tuyệt với nguồn gốc châu Á của mình. Các học giả Kokugaku tìm về những giá trị kinh điển tiền phong kiến của Nhật Bản trước kia, thời kỳ được coi là “giai đoạn vàng” về văn học và triết học. Họ coi trọng sự thuần khiết của văn thơ Nhật Bản; khác với các hình thức văn chương kinh điển của Trung Quốc, văn thơ Nhật Bản chan hòa những hình ảnh của tự nhiên và tụng ca những cảm xúc thuần khiết.
Những ý tưởng đó vẫn còn vang vọng tới tận ngày nay. Shintaro Ishihara, cựu thống đốc thành phố Tokyo năm 2012 từng lên kế hoạch mua và phát triển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, gây ra tình trạng chia rẽ trong quan hệ Trung – Nhật hiện nay, từng có lần tự hào nói với tôi rằng Nhật Bản có một nền văn chương độc đáo. Ông cho hay, tiểu thuyết gia Andre Malraux từng có lần trực tiếp nói với ông rằng người Nhật là “dân tộc duy nhất có thể nắm bắt được cõi vĩnh hằng chỉ trong tích tắc.” Với cái nháy máy tinh ranh theo phong cách đặc biệt của mình, Ishihara nói tiếp: “Haiku là thể thơ ngắn nhất trên thế giới, và không phải người Trung Quốc, mà chính là người Nhật đã tạo ra nó.”
Ngày nay, nhiều đặc điểm được coi là tiêu biểu cho Nhật Bản xuất phát từ giai đoạn cách ly với Trung Quốc này. Ian Buruma, một học giả xuất sắc về Trung Quốc và Nhật Bản, nói với tôi: “Khi kiến thức của người Nhật Bản phát triển lên, họ bắt đầu nhận ra rằng Trung Quốc không phải là trung tâm của thế giới, và họ cũng dần nhận ra những điểm yếu của Trung Quốc. Vì vậy mà họ nghĩ, ‘chúng ta nên bắt tay vào xác định vị trí của mình đi thôi.’”
Tương tự, Buruma nói, phần lớn những nét được coi là độc đáo của Nhật Bản thực ra đều là tư tưởng hiện đại. Ông nói: “Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho rằng nền văn hóa Nhật Bản không có dây mơ rễ má gì với Trung Quốc, nhưng thực ra đó chỉ là một cách nghĩ mang tính tự vệ mà thôi.”
(Còn tiếp)
Theo Bùi Thu Trang
Vietnamnet/Foreignpolicy
Robinson Nhật Bản sống khỏa thân trên đảo hoang
Đã từng là một người hoạt động trong ngành truyền thông, giải trí của Nhật Bản, đã từng sống rất gần với con người, với những bon chen, xô bồ thường nhật.
Nagasaki rất hạnh phúc vì cuộc sống nơi đảo hoang mà ông đã chọn lựa
Nhưng đến tuổi về hưu, ông Masafumi Nagasaki đột nhiên quyết định rời bỏ gia đình, tìm một hòn đảo hoang, không một bóng người để cư trú ở đó. Và để thực sự "hòa mình với thiên nhiên", từ rất lâu ông Nagasaki đã không còn cần đến quần áo nữa.
20 năm không mặc quần áo
Robinson của Nhật Bản - ông Masafumi Nagasaki, 76 tuổi, đã từng là một nhiếp ảnh gia, và sau đó chuyển sang hoạt động trong ngành giải trí. Những tháng ngày còn là nhiếp ảnh gia, ông Nagasaki thường lặn lội đến các vùng xa xôi của đất nước để tìm kiếm những khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên. Yêu thiên nhiên đến mức ám ảnh, nên ngay sau khi về hưu, việc đầu tiên ông nghĩ đến đó là tìm một hoang đảo để được sống gần cây cối, chim trời ... trong suốt phần đời còn lại.
Lúc đầu, khi ông Nagasaki bày tỏ ý định rời xa thế giới hiện đại, gia đình ông đã phản đối rất dữ dội. Những tưởng với bao nhiêu áp lực dồn vào mình, ông Nagasaki sẽ từ bỏ ý định "điên rồ" đó. Nhưng vào khoảng năm 1993, ước muốn được sống một mình, dứt bỏ hoàn toàn với những tòa cao ốc, người xe, khói bụi, ... lại bùng lên trong ông vô cùng mạnh mẽ. Ông quyết định "một mình, một ngựa" lên đường. Hành trang mà Nagasaki chuẩn bị để sống một mình lúc đầu rất đơn giản, chỉ là một chiếc lều dã chiến, mấy thức thực phẩm khô, và một con thuyền nhỏ không có động cơ. Ông Nagasaki đã chọn hòn đảo Sotobanari để cư trú. Ngay khi nhận tin này, gia đình ông đã tức tốc ra đảo để khuyên nhủ ông Nagasaki trở về, vì: "sống tại Sotobanari một mình không khác nào hành động tự sát". Sotobanari là một hòn đảo nhỏ rộng vỏn vẹn 1km vuông, thuộc vùng biển nhiệt đới Okinawa của Nhật. Tuy nhiên xét theo vị trí địa lý thì đảo Sotobanari lại gần Đài Loan hơn cả Tokyo. Sotobanari hầu như không có nước ngọt, và cây cối ở đây tồn tại được là nhờ những mạch nước ngầm rất sâu trong lòng đất. Nơi đây còn vắng bóng tàu thuyền lại qua, bởi xung quanh hòn đảo nhỏ này có rất nhiều xoáy nước nguy hiểm nên không ngư dân nào dám cho thuyền lại gần. Bởi thế, chọn Sotobanari là ông Nagasaki đã chọn cho mình một nếp sống hoàn toàn cô độc.
Robinson Nhật Bản ăn cơm bên chiếc bàn tự chế của mình
Những ngày đầu trên hoang đảo, "Robinson Nhật Bản" loay hoay với đủ thứ lo toan, nào là kiếm một chỗ chắc chắn để dựng lều, để những con gió dữ thốc từ bờ biển sẽ không cuốn phăng ông đến một nơi nào đó khi ông vẫn còn ngon giấc; nào là tìm một khoảng đất phù hợp để trồng một số loài rau có thể sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt, và đói, và rét... Nhưng bất chấp tất cả, ông Nagasaki vẫn không chịu trở về. Ban đầu, ông Nagasaki còn mặc quần áo, sau này, việc ăn diện trang phục cũng trở thành một vấn đề đối với ông. Phần nước sạch hiếm hoi mà ông hứng được từ những cơn mưa, dường như trở thành xa xỉ đối với việc giặt quần áo. Và cứ thế, ông Nagasaki đã sống khỏa thân hoàn toàn trên hoang đảo Sotobanari đến hơn 20 năm. Ông Nagasaki kể, thời gian đầu, ông phải chống chọi với những cơn đau rát dữ dội do làn da chưa quen với ánh nắng mặt trời. Ông nói: "Mới ngày đầu tiên, da tôi đã cháy đen. Cảm giác ran rát rất khó chịu, nhưng ngày thứ 2, ngày thứ 3 tôi quen dần và giờ đây, sức nóng của hòn đảo này không là vấn đề gì quá lớn nữa". Khi chưa quen với việc khỏa thân, ông Nagasaki còn phải vội vã trốn vào lều, hay vội vã mặc lại quần áo mỗi lúc có tàu thuyền đi ngang qua... Nhưng giờ đã không còn như thế nữa, Nagasaki vẫn thoải mái "trần như nhộng" khi có khách ghé thăm thiên đường của ông. Và để giải thích cho việc khỏa thân của mình, ông nói: "Tôi không làm những gì xã hội yêu cầu mà tuân theo các quy tắc của thế giới tự nhiên. Bạn không thể đánh bại tự nhiên, vì vậy, bạn phải tuân theo nó hoàn toàn. Đó là những gì tôi học được khi tôi đến đây và đó là lý do vì sao tôi cảm thấy rất thoải mái". Nagasaki còn chia sẻ thêm: "Việc không mặc quần áo trong xã hội văn minh được coi là hành động thiếu văn hóa, nhưng trên hòn đảo Sotobanari hoang sơ này, khi mặc quần áo tôi cảm thấy mình như không còn thuộc về nơi đây". Quả là một cụ ông kỳ lạ.
Nagasaki khỏa thân hoàn toàn và đã thôi ngần ngại khi có khách ghé thăm
Sống chết cùng hoang đảo
Một ngày của "Robinson Nhật Bản" bắt đầu bằng việc tập thể dục để tăng cường sức khỏe, sau đó nằm phơi nắng thư giãn trên bãi biển. Thời gian còn lại, Nagasaki chuẩn bị đồ ăn và dọn dẹp, gia cố lại chiếc lều của mình trước khi nắng tắt và lũ côn trùng khó chịu bắt đầu xuất hiện. Lạ một điều là với chiếc lều dã chiến dành cho người du lịch bụi mà ông Nagasaki vẫn có thể chống chọi được với các loài côn trùng độc hại, những cơn mưa tầm tã và cái gió dữ dội nơi đảo hoang.
Chiếc thuyền nhỏ là vật dụng duy nhất để Nagasaki còn liên hệ với con người
Mỗi tuần một lần, ông Nagasaki lại mặc quần áo rồi chèo thuyền sang hòn đảo kế bên để mua nước uống và bánh gạo khô bằng số tiền nhỏ nhoi 10.000 yên Nhật (khoảng 120 đô la) mà gia đình chu cấp cho ông mỗi tháng. Ông Nagasaki nói rằng, ông không muốn nhận nhiều tiền hơn, vì như thế khác nào ông biến sở thích của mình thành gánh nặng cho cả gia đình. Khoảng cách từ Sotobanari sang hòn đảo có đông người sinh sống kế bên khoảng 1 tiếng đồng hồ chèo thuyền. Nhưng với chiếc thuyền chèo tay nhỏ xíu, không hề được trang bị bất cứ đồ bảo hộ nào thì quả vô cùng nguy hiểm với Nagasaki. Bởi, Sotobanari vốn nổi tiếng khó lường với những dòng nước chảy không theo bất cứ quy luật gì. Thực phẩm thường xuyên của Nagasaki là món bánh gạo luộc chín. Do thực phẩm nơi đây khan hiếm nên ông thường xuyên nhịn đói, có lần ông nhịn đói đến 4 - 5 ngày. Ông Nagasaki kể, mới hôm qua hôm kia, những cơn lốc xoáy đã cuốn sạch những loài cây nhỏ mà ông dùng làm rau để cải thiện bữa ăn. Và có lẽ ông sẽ chèo thuyền đi mua thức ăn sớm hơn dự kiến. Mỗi khi mưa xuống, Nagasaki tận dụng nguồn nước trời để tắm rửa, cạo râu, và dùng tất cả những vật dụng mình có để hứng nước ngọt. Nagasaki còn tự tạo cho mình chiếc bàn ăn cơm từ những mảnh gỗ, xốp mút, ... từ bãi biển dạt về. Bếp thì Nagasaki nối từ những tuýp sắt ông xin được từ hòn đảo kế bên. Cuộc sống của Robinson Nhật Bản có vẻ như khá ngăn nắp khi ông còn thiết kế cho mình chỗ treo dụng cụ, có bút viết, sổ tay để ghi chép, tính ngày tháng, .v.v. Điều duy nhất mà Nagasaki thỉnh thoảng thấy thiếu đó chính là tiếng người, nhưng ông có thể bù đắp được bằng những lần chèo thuyền sang đảo kế bên mua lương thực, thực phẩm. Ngoài xoong, nồi, bếp núc, Nagasaki còn sắm cho mình kim chỉ, dụng cụ gọt rau quả các loại, cụ ông 76 tuổi này cho rằng, mình đang đầy đủ hơn bất cứ ông hoàng bà chúa nào.
Ở hoang đảo này, Nagasaki không phải lo nghĩ bất cứ điều gì
Khi những cơn lốc xoáy dữ dội cuốn phăng túp lều nhỏ của Nagasaki, người ta đã cố gắng khuyên bảo ông nên trở về với đất liền, trở về với nếp sống hiện đại, tiện nghi, nhưng Nagasaki gạt phăng. Ông nói: "Chọn một nơi để chết đi cũng là một việc rất quan trọng để làm trong cuộc đời. Và tôi đã quyết định chết tại đây, tại Sotobanari khắc nghiệt nhưng lại rất đáng yêu theo cách riêng của nó". Nagasaki nói: "Lúc đầu khi đến đây, cái nắng gay gắt đã thiêu đốt tôi. Tôi tưởng như mình đang cháy dần và nơi này quả không phù hợp cho sự sống. Nhưng giờ đây tôi đã không thể rời bỏ được Sotobanari".
Và cứ thế, hằng ngày, Nagasaki lại có đầy đủ thời gian để ngắm biển, ngắm mặt trời, hòa mình hoàn toàn vào cỏ cây hoa lá. Cuộc sống trên đảo đã giúp cụ ông này quẳng đi những gánh nặng phải bon chen với đời, chạy đua với thời gian trong quảng đời còn lại. Nagasaki có thể an nhàn, cả ngày nằm phơi nắng trên bãi cát để ngắm nhìn trời xanh, biển xanh. Việc duy nhất Nagasaki phải làm là chuẩn bị thức ăn, tắm rửa và lau dọn căn lều. Cũng như việc duy nhất mà "Robinson Nhật Bản" phải lo lắng là mỗi khi nắng tắt, đám côn trùng "khát máu" từ trong các bụi cây xông ra cắn xé "chúa đảo". Nhưng có hề gì, bởi Masafumi Nagasaki đã chọn hoang đảo này để sống và chết cùng với nó.
Theo Xahoi
Nhật huy động 34.000 binh sĩ cho cuộc tập trận quy mô lớn Khoảng 34.000 binh sĩ và các máy bay của Nhật Bản đã được huy động cho cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 18 ngày nhằm phô diễn sức mạnh với các nước láng giềng. Các tàu chiến của Nhật Bản gần Nagasaki. Nhật Bản sẽ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn vào hôm nay 1/11 trong một động thái...