Nhật Bản và nhiều nước phẫn nộ về vụ hành quyết nhà báo Kenji Goto
Nhật Bản, Mỹ và Anh tối qua đã bày tỏ phẫn nộ cực độ đối với hành động khủng bố tàn bạo và hẹn hạ của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng khi cho tung lên mạng Internet đoạn băng hành quyết con tin thứ hai của Nhật Bản: nhà báo Kenji Goto.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đau buồn trước cái chết của nhà báo Goto trong cuộc họp báo tại Tokyo tối qua (Ảnh: Indiatimes)
Phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định Tokyo “sẽ không bao giờ dung thứ cho những kẻ khủng bố”.
“Tôi thấy cực kỳ căm phẫn hành động vô nhân tính và đê diện của chủ nghĩa khủng bố. Tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho hành động này. Nhật Bản sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế để bắt những kẻ gây ra tội các phải trả giá”, Thủ tướng Abe tuyên bố.
Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cũng bày tỏ thái độ giận dữ trước hành động mất hết tính người của IS.
“Chúng tôi cực kỳ phẫn nộ trước việc lặp lại hành động khủng bố hèn hạ và cực kỳ tàn ác… Một lần nữa, chúng tôi kịch liệt lên án hành động này”, ông Yoshihide Suga nhấn mạnh.
Video đang HOT
Mỹ và Anh cũng kịch liệt lên án IS bằng những ngôn từ mạnh nhất.
“Chúng tôi đã xem đoạn băng hình có hình ảnh công dân Nhật Bản Kenji Goto bị nhóm khủng bố IS sát hại. Chúng tôi đang cố gắng xác minh tính xác thực của đoạn băng hình này. Mỹ cực lực lên án các hành động của IS và chúng tôi kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những con tin còn lại”, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia thuộc Nhà Trắng Bernadette Meehan nói.
Trước đó vào đêm qua, IS đã tung đoạn băng hình lên mạng Internet quay cảnh hành quyết nhà báo Kenji Goto, con tin thứ 2 của Nhật Bản.
Trong đoạn băng hình, Goto mặc bộ đồ màu da cam và quỳ bên cạnh một người đàn ông bịt mặt cầm con dao, kẻ tuyên bố rằng chính Chính phủ Nhật Bản phải chịu trách nhiệm về vụ hành quyết.
Tên “đồ tể” với giọng nói của người Anh còn tuyên bố vụ xử tử nhà báo Goto là hệ quả từ những quyết định “liều lĩnh” của Tokyo và sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho “cơn ác mộng của Nhật Bản”, ngụ ý sẽ tiếp tục thực hiện những vụ tấn công tiếp theo nhằm vào nước này.
Tuy nhiên, đoạn băng hình không đề cập đến viên phi công người Jordan cũng bị IS cầm giữ và dọa giết hại.
Hiện tính xác thực của đoạn băng chưa được kiểm chứng, mặc dù cả chính phủ Mỹ và Nhật Bản đều đang rất nỗ lực. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho rằng đoạn băng “có độ xác thực cao”.
Trước khi hành quyết Goto, IS muốn lấy sự tự do của nhà báo này và tính mạng của phi công người Jordan Maaz al-Kassasbeh để đổi lấy tự do cho nữ tử tù Sajida al-Rishawi đang bị giam giữ tại Amman sau vụ đánh bom khủng bố năm 2005 làm 60 người thiệt mạng. Chính phủ Nhật Bản và Jordan đã phối hợp nỗ lực giải cứu cả hai con tin nhưng bất thành.
Cách đây đúng một tuần, IS cũng tung lên mạng đoạn băng hình hành quyết một con tin của Nhật Bản là anh Haruna Yukawa.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Hagel: Mỹ cần triển khai bộ binh tới Iraq để tiêu diệt IS
Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm Chuck Hagel hôm qua tái khẳng định quan điểm Mỹ cần phải điều bộ binh tới chiến trường Iraq để giúp đẩy lùi lực lượng "Nhà nước Hồi giáo"(IS) tự xưng.
Bộ trưởng Quốc phòng Hagel (Ảnh: AP)
Trả lời phỏng vấn kênh CNN, ông Hagel cho rằng cần cân nhắc tất cả các phương án tại Iraq, bao gồm cả việc triển khai binh sĩ giữ vai trò không chiến đấu như thu thập thông tin tình báo và xác định vị trí các mục tiêu IS.
"Tôi cho rằng tình hình có thể đòi hỏi sẽ phải triển khai một số binh sĩ... Ý tôi muốn nói rằng chúng tôi chưa triển khai binh sĩ, nhưng việc này có diễn ra hay không thì tôi chưa biết", Bộ trưởng Hagel phát biểu một cách thận trọng.
Ông Chuck Hagel nộp đơn từ chức lên Tổng thống Barack Obama tháng 11 năm ngoái sau một loạt bất đồng liên quan đến cuộc chiến chống IS, trong đó gay cấn nhất là các cuộc tranh luận về việc có cần triển khai quân đội Mỹ quay trở lại chiến trường Iraq hay không. Ông Hagel cho rằng việc triển khai bộ binh là cần thiết để có thể yểm trợ cho lực lượng không quân, trong khi Tổng thống Obama kiên quyết bác bỏ kế hoạch này với quan điểm không muốn dấn sâu vào một cuộc chiến mới ở chảo lửa Trung Đông.
Tuy nhiên, quan điểm của Bộ trưởng Hagel lại trùng với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey, người từng nói trước Quốc hội Mỹ vào mùa thu năm ngoái rằng các binh sĩ Mỹ có thể sẽ phải đảm nhận vai trò lớn hơn trên thực địa tại Iraq.
Nếu kế hoạch triển khai bộ binh được thông qua, Mỹ sẽ phải tăng đáng kể số binh sĩ có mặt tại Iraq so với con số 4.500 người hiện nay. Những binh sĩ này hiện chỉ đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện và tư vấn chiến đấu cho các lực lượng an ninh Iraq.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Nhật, Jordan phối hợp giải phóng 2 con tin trong tay IS Nhật Bản và Jordan đang hợp tác để giải phóng con tin người Nhật còn lại và một phi công người Jordan bị IS bắt giữ. Nhiều thông tin cho rằng IS có thể chấp nhận đổi 2 con tin này lấy một nữ khủng bố đang bị giam giữ tại Jordan. Một hành khách theo dõi tình hình vụ giải cứu con...