Nhật Bản và Mỹ thúc đẩy cập nhật các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương
Ngày 8-4, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí đẩy nhanh việc cập nhật các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này, khi các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước tiến hành đối thoại an ninh tại Washington.
Theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản), thông tin này được công bố tại cuộc họp báo chung giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter đang có chuyến thăm Nhật Bản.
Tại buổi họp báo sau hội đàm ngày 8-4, Bộ trưởng Quốc phòng Carter khẳng định: “Các nguyên tắc chỉ đạo mới sẽ thay đổi quan hệ liên minh Mỹ-Nhật, mở rộng cơ hội để các lực lượng vũ trang Mỹ và lực lượng phòng vệ (SDF) Nhật Bản hợp tác không ngừng”. Bản cập nhật sẽ hướng dẫn chi tiết hai nước tiếp tục cùng nhau hành động như thế nào trên phạm vi thế giới và trong một số lĩnh vực mới như không gian và không gian ảo…
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997 hai đồng minh thân thiết-Mỹ và Nhật Bản-cập nhật các nguyên tắc chỉ đạo quốc phòng, theo đó xác định vai trò của quân đội Mỹ và SDF trong các tình huống bất ngờ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani (ngoài cùng, bên trái) và ông Ashton Carter duyệt đội danh dự tại trụ sở Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo
Tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter hoan nghênh những tiến triển trong nỗ lực cập nhật các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương. Cùng với những nỗ lực diễn giải lại Hiến pháp hòa bình của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, lần cập nhật các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương này được cho là sẽ mở rộng phạm vi hợp tác của liên minh Mỹ-Nhật. Cụ thể, bản cập nhật sẽ mở rộng phạm vi tương tác an ninh giữa 2 nước nhằm phù hợp với những thay đổi chính sách quân sự của Thủ tướng Abe thời gian qua.
Video đang HOT
“Việc cập nhật các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương sẽ cho phép Nhật Bản và sau đó là các đồng minh khác của Mỹ được bảo đảm an ninh trong một phạm vi rộng lớn hơn ở khu vực và thậm chí cả đối với những vấn đề bên ngoài khu vực”, ông Carter tuyên bố. Trước đó, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ Robert Thomas từng phát biểu rằng, những nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm cho phép quân đội Nhật được hành động khi đồng minh bị tấn công sẽ mở đường cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Tokyo và Washington trên khắp châu Á.
Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani tuyên bố, các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật cập nhật sẽ không nhắm tới bất kỳ một khu vực cụ thể nào.
Cho dù thế nào, với nội dung nổi bật về việc cập nhật các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương trong cuộc hội đàm, Mỹ và Nhật Bản muốn phát đi một thông điệp rõ ràng, đó là liên minh quân sự Mỹ-Nhật đang được thắt chặt hơn bao giờ hết. Ngay trước chuyến công du tới Nhật Bản, đề cập tới việc cải cách chính sách hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật, ông Carter bày tỏ mong muốn nỗ lực này sẽ mở ra một quy chuẩn hoàn toàn mới cho hợp tác quốc phòng hai nước.
Theo AFP, một quan chức cấp cao tháp tùng ông Carter trong chuyến công du khẳng định, bản cập nhật sẽ củng cố khả năng của Nhật Bản bảo vệ các lực lượng của Mỹ trong từng hoàn cảnh cụ thể nếu họ bị tấn công quân sự. Quan chức này cũng cho biết, theo bản cập nhật, Mỹ và Nhật Bản sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực chia sẻ thông tin, ISR (tình báo, theo dõi và do thám), cũng như huấn luyện.
Ngoài chủ đề nổi bật nêu trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản cũng bàn tới vấn đề nóng được quan tâm nữa là việc di dời căn cứ không quân Futenma của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại tỉnh Okinawa của Nhật Bản. Hai bộ trưởng khẳng định việc xây dựng cơ sở mới tại Hakone, khu vực ven biển thuộc thành phố Nago cũng ở tỉnh Okinawa là “giải pháp duy nhất có thể thực hiện được”. Căn cứ này hiện đặt tại khu vực Ginowan có đông dân cư sinh sống và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương.
Theo Xuân Phong
Quân đội Nhân dân
Tân Hoa Xã: Mỹ sẽ thất bại khi khuấy động biển Đông
Hãng tin chính thức của Trung Quốc ngày 05/04/2015 đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh Lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang "xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát" thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông.
Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về "mối đe dọa của Trung Quốc" ở biển Đông nhằm mục đích "gây bất ổn" trong khu vực, và "chắc chắn sẽ thất bại".
Hãng tin của Trung Quốc nhắc tới đề xuất của Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, ông Robert Thomas, kêu gọi các quốc gia ASEAN thành lập một lực lượng tuần tra chung ở biển Đông với sự tham gia của Nhật Bản.
Hãng tin của Trung Quốc nhắc tới đề xuất của tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, ông Robert Thomas, kêu gọi các quốc gia ASEAN thành lập một lực lượng tuần tra chung ở biển Đông.
Tân Hoa Xã cho rằng những bình luận như vậy của các quan chức quân sự cấp cao của Hoa Kỳ "gây quan ngại trong khu vực", và "làm bất ổn thêm".
Mới đây nhất, trả lời tờ The Wall Street Journal, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây "một vạn lý trường thành" trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp.
Đô Đốc Harris được trích lời nói rằng: "Khi xét toàn diện các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước giành chủ quyền nhỏ hơn, sự thiếu minh bạch của đường 9 đoạn và tình trạng bất cân xứng giữa khả năng của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ - thì thật không đáng ngạc nhiên là quy mô của các công trình xây các đảo nhân tạo đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng về ý đồ của Trung Quốc."
Ông cho rằng cái đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật quốc tế. Ông nói việc Trung Quốc xúc tiến các hoạt động cải tạo các bãi đá với quy mô chưa từng thấy trước đây là điều "rất đáng lo ngại".
Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng trong mục tiêu chuyển 60% lực lượng sang châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2020.
Washington đã điều tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ, chiếc USS America sang khu vực. Đây là một tàu đổ bộ được thiết kế để chở một số lượng lớn binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ các nhiệm vụ quân sự và cứu trợ nhân đạo. Tàu có bãi đáp cho các loại chiến đấu cơ và máy bay trực thăng.
Việt Nam chưa lên tiếng về các bình luận của các sĩ quan Mỹ về vấn đề biển Đông.
Theo NTD/Xinhua, The Wall Street Journal
Vì sao Nhật Bản quan tâm tới Biển Đông? Thời gian gần đây, Mỹ liên tục kêu gọi Nhật Bản tham gia vào hoạt động tuần tra tại Biển Đông. Vậy Nhật Bản có liên quan gì tới Biển Đông và liệu Tokyo có sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của Mỹ? Hải quân Mỹ - Nhật trong một lần tập trận chung tại biển Hoa Đông Phát biểu với báo...