Nhật Bản và Indonesia nhất trí thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Đối thoại chiến lược ngoại giao, quốc phòng (Đối thoại chiến lược 2 2) giữa Nhật Bản và Indonesia đã diễn ra trong ngày 20/3.
Phía Nhật Bản có Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi và phía Indonesia có Bộ trường Ngoại giao Retno Marsudi cùng Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto tham dự sự kiện này.
(Ảnh từ trái sang): Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto tại cuộc gặp ở Tokyo ngày 30/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Đối thoại, hai bên nhất trí quan điểm cho rằng Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) và Tầm nhìn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP) có nhiều điểm tương đồng, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược.
Video đang HOT
Về hợp tác song phương, hai bên hoan nghênh việc ký kết Thỏa thuận chuyển giao công nghệ/thiết bị quốc phòng, nhất trí tăng cường hợp tác hải dương như khai thác biển xa, tuần tra và chấp pháp trên biển, hỗ trợ nhân đạo và tìm kiếm cứu nạn. Nhật Bản cam kết cung cấp khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá 50 tỷ yên (khoảng 453 triệu USD) trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác tại khu vực biển Celebes và cam kết thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh kinh tế, bao gồm chuỗi cung ứng, kỹ thuật số, chống khủng bố…
Cũng trong khuôn khổ đối thoại, hai bên nhất trí bày tỏ quan ngại sâu sắc về các động thái đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển bằng vũ lực, khẳng định tầm quan trọng của duy trì trật tự hàng hải tự do và rộng mở dựa trên pháp quyền và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc chấp hành Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Hai bên bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình hiện tại ở Myanmar, đồng thời nhất trí sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và trao đổi quan điểm về tình hình ở Trung Đông.
Ngoài ra, các bộ trưởng hai nước cũng bày tỏ nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác Nhật Bản – ASEAN trên cơ sở AOIP, đặc biệt là năm 2023 kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị hợp tác Nhật Bản – ASEAN cũng là năm Indonesia đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Nhật Bản ủng hộ tính trung tâm và tính thống nhất của ASEAN và bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với các nước ASEAN.
Mỹ - Nhật sẽ hợp tác ứng phó 'tình huống khẩn cấp' Đài Loan
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Nhật thống nhất hợp tác chặt chẽ hơn trong trường hợp nổ ra xung đột vũ trang ở eo biển Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nêu khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi ở Tokyo tuần trước, các nguồn tin chính phủ Nhật Bản hôm 20/3 cho hay. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ, nhưng không thảo luận cách phối hợp để phản ứng với tình huống khẩn cấp như vậy.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi ở Tokyo hôm 16/3. Ảnh: AFP .
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo năm 2016.
Chính sách của Tokyo về quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan là khuyến khích đối thoại để có giải pháp hòa bình. Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm của Kishi và Austin, cũng như giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi, hai bên chỉ kêu gọi hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Trong cuộc họp trước đó với Austin, Kishi đề cập việc Trung Quốc gần đây tăng cường số lượng chiến đấu cơ bay qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cho rằng cần nghiên cứu cách để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) hợp tác với các lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ đảo Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc đại lục có hành động quân sự.
Tokyo đang xem xét tính khả thi của phương án triển khai lực lượng SDF bảo vệ tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ trong trường hợp nổ ra khủng hoảng giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan, do nước này nằm gần eo biển và nguy cơ xung đột ảnh hưởng tới an toàn của công dân Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ tuần trước công du Nhật Bản, Hàn Quốc để củng cố mối quan hệ đồng minh ở châu Á. Trước khi lên đường, Blinken và Austin đã tuyên bố chống lại các động thái quyết liệt của Trung Quốc trong khu vực là ưu tiên hàng đầu.
Biden cứng rắn bất ngờ với Nga, Trung Mỹ tạo bàn đạp trước cuộc 'chạm mặt' Trung Quốc Cuộc 'chạm mặt' căng thẳng báo hiệu tương lai Mỹ - Trung
Mỹ muốn đặt tên lửa đối phó Trung Quốc tại châu Á Mỹ muốn cải thiện khả năng răn đe thông thường với Trung Quốc bằng mạng lưới tên lửa dẫn đường trên "chuỗi đảo thứ nhất", theo tài liệu Lầu Năm Góc. "Mối nguy hiểm lớn nhất với tương lai của Mỹ vẫn là suy giảm năng lực răn đe thông thường", Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương viết trong...