Nhật Bản và Hàn Quốc tăng viện trợ giúp Ukraine vượt qua mùa đông lạnh giá
Ngày 13/12, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tuyên bố viện trợ không hoàn lại 2,5 triệu USD cho Ukraine để giúp quốc gia này vượt qua tình trạng khó khăn về thiếu điện trong mùa đông năm nay.
Thủ đô Kiev, Ukraine bị mất điện, ngày 10/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Thủ tướng Kishida cũng cam kết sẽ thông qua các tổ chức quốc tế để gửi đến Ukraine một số lượng nhất định máy phát điện và đèn năng lượng Mặt Trời.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá 500.000 USD cho Ukraine và các nước láng giềng, cũng như tiếp tục liên hệ với các tổ chức quốc tế để đảm bảo các trang bị thiết yếu giúp người dân giữ ấm trong mùa Đông.
Về lâu dài, Nhật Bản cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, trong đó có các quốc gia thành viên G7, để hỗ trợ tái thiết Ukraine. Với tư cách là Chủ tịch luân phiên của G7 vào năm tới, Nhật Bản khẳng định sẽ đóng góp thiết thực cho mục tiêu này.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này dự định cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ nhân đạo bổ sung trị giá 3 triệu USD để giúp người dân nước này đối phó với mùa đông khắc nghiệt. Kế hoạch viện trợ này sẽ được công bố tại hội nghị quốc tế về tái thiết Ukraine diễn ra trong ngày 13/12 tại Paris.
Video đang HOT
Hệ thống hạ tầng năng lượng ở Ukraine bị hư hỏng nặng do xung đột. Thủ tướng Ukraine ngày 12/12 cho biết nước này cần hỗ trợ khẩn cấp tổng số tiền 1 tỷ USD để đưa lưới điện và hệ thống sưởi ấm trung tâm hoạt động bình thường trở lại. Hiện hàng triệu người ở Ukraine không có điện, nước sạch và không được sưởi ấm khi nhiệt độ giảm mạnh.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 18 triệu người, tương đương 40% dân số Ukraine, đang phụ thuộc vào nguồn viện trợ, trong khi 7,8 triệu người khác đã rời khỏi đất nước đến các quốc gia khác ở châu Âu.
Pháp: Giá rét sắp thử thách mạng lưới điện, hơn 60% dân số bị ảnh hưởng bởi việc thiếu điện
Nhiệt độ dự kiến xuống gần bằng 0 trong những ngày tới sẽ thách thức khả năng phục hồi của hệ thống lưới điện Pháp.
Để đối phó với nguy cơ thiếu điện, ngày 1/12, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên, dự kiến ảnh hưởng tới hơn 60% dân số.
Đường dây tải điện nối từ các tháp làm mát trong nhà máy điện hạt nhân Tricastin ở Saint-Paul-Trois-Chateaux, Pháp ngày 21/11/2022. Ảnh: Reuters
Theo kênh truyền hình RT, đầu năm 2022, công ty điện lực EDF của Pháp đã chứng kiến sản lượng điện của mình giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm do lò phản ứng hạt nhân nhiều lần ngừng hoạt động. Đội ngũ nhân viên đang chạy đua với thời gian để đảm bảo động cơ chạy hết công suất, phục vụ người dân trong điều kiện giá rét mùa đông.
Jean-Paul Harreman, Giám đốc công ty tư vấn năng lượng EnAppSys, cho biết so với các nước châu Âu khác, Pháp dễ bị tổn thương hơn trước cuộc khủng hoảng năng lượng do điện hạt nhân sẵn có bị hạn chế và nhu cầu đặc biệt nhạy với sự thay đổi của nhiệt độ.
Sau tháng 11 với khí hậu ôn hòa, Pháp bước vào tháng 12 với nhiệt độ giảm đột ngột và duy trì ở mức gần 0 độ C sang tuần sau.
Mặc dù vậy, ứng dụng cảnh báo EcoWatt của RTE, mà chính phủ đang kêu gọi người dân tải xuống để được cảnh báo về nguy cơ cắt điện, vẫn đang hiển thị màu xanh ổn định.
Theo Giám đốc Harreman nói, Pháp đang tiến tới những hạn chế về hoạt động nhập khẩu điện. Bên cạnh đó, lượng điện tiêu thụ dự kiến đạt đỉnh 80 GW vào ngày 12/12 tới khi nhiệt độ tiếp tục giảm sâu.
Các bộ trưởng đã cảnh báo về khả năng mất điện trong trường hợp cung cầu chênh lệch quá lớn. Ngày 1/12, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên kể từ đầu năm 2023 để đối phó với nguy cơ thiếu điện.
Theo EDF, từ tháng 1/2023, việc cắt điện sẽ thực hiện luân phiên theo từng khu vực và thời điểm cụ thể, bao gồm cả các khung giờ cao điểm từ 8h - 13h hay từ 18h - 20h.
Tình trạng mất điện sẽ không kéo dài quá 2 giờ đồng hồ và được thông báo trước. Ước tính việc cắt điện luân phiên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 60% người dân Pháp.
Nhà khai thác viễn thông Orange cho biết trong trường hợp một số vùng bị cắt điện kéo dài, đường dây liên lạc khẩn cấp có thể không thực hiện được và Liên đoàn Ngân hàng Pháp (FBF) thừa nhận các máy rút tiền sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một tuyên bố trấn an người dân, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên kênh truyền hình TF1 ngày 5/12: "Điều đầu tiên là không được hoảng sợ. Việc chính phủ chuẩn bị cho những tình huống cắt điện vài giờ mỗi ngày nếu không có đủ điện là điều không thể tránh khỏi".
Công ty điện lực mới đây bày tỏ lo ngại những nỗ lực tiết kiệm điện của các gia đình sau khi được chính phủ vận động chỉ giảm được 1% lượng điện tiêu thụ so với trước.
Thụy Sĩ thông qua kế hoạch sử dụng máy phát điện khẩn cấp cho mùa Đông này Ngày 9/11, đài truyền hình quốc gia Thụy Sĩ (RTS) đưa tin chính phủ nước này đã thông qua kê hoạch sử dụng các máy phát điên khân câp đê đảm bảo nguôn cung năng lượng trong mùa Đông này. Người dân Thụy Sĩ đổ xô mua máy phát điện trước nguy cơ thiếu điện vào mùa Đông. Ảnh: SRF Ngoài ra, nước...