Nhật Bản ủng hộ Anh tham gia CPTPP hậu Brexit
Nhật Bản tuyên bố rằng họ sẽ ủng hộ Anh tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP) sau khi London chính thức rời khỏi liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox (trái) và Bộ trưởng phụ trách vấn đề phục hồi kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi (Ảnh: ANN News)
Theo Dailymail, các chuyên gia kinh tế và chính trị trước đây tỏ ra hoài nghi về triển vọng thành công sau khi có thông tin rằng Anh đã “đánh tiếng” rằng họ muốn tham gia CPTPP, động thái được cho là nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư trên toàn thế giới sau khi Anh rời khỏi EU.
Tuy nhiên, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox ở Tokyo ngày 31/7, Bộ trưởng phụ trách vấn đề phục hồi kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết ông sẽ hết sức hỗ trợ để Anh có thể tham gia CPTPP. Ông Motegi cũng chính là quan chức phụ trách các vấn đề liên quan CPTPP của Nhật Bản
“Tôi rất ủng hộ sự quan tâm của nước Anh trong vấn đề tham gia CPTPP. Đó là sự khuyến khích to lớn tới những nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống thương mại tư do tuân thủ theo quy tắc, và chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Anh hết mình, bao gồm việc cung cấp những thông tin hữu ích và sẽ làm trung gian cho Anh khi thương lượng với các nền kinh tế thành viên của CPTPP “, ông Motegi phát biểu.
Ông Fox ghi nhận sự ủng hộ của ông Motegi, nhận định: “Chúng tôi rất ấn tượng với sự lãnh đạo của Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe trong việc đàm phán CPTPP”. Bộ trưởng Anh còn nhấn mạnh về mối quan hệ gần gũi giữa Anh và Nhật Bản, 2 nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới và quyết tâm của London và Tokyo về việc duy trì một hệ thống thương mại tư do, mở cửa dựa trên quy tắc quốc tế.
Video đang HOT
Trong lịch trình công du, ông Fox dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Abe, cũng như tham gia cuộc gặp giữa các doanh nhân Anh và nhà đầu tư Nhật Bản để thương lượng về việc phát triển quan hệ thương mại giữa 2 nước trong tương lai.
Nhật Bản là quốc gia có GDP chiếm gần một nửa của các nước thành viên CPTPP và là đối tác thương mại lớn nhất của Anh với quy mô giao dịch ước đạt 37 tỷ USD trong năm 2017, tăng gần 15% so với năm trước.
Tổng giao dịch thương mại của các nước thành viên CPTPP với Anh là gần 108 tỷ USD, cao hơn các đối tác của Anh như Hà Lan, Pháp hay Trung Quốc.
Sau khi Mỹ rút khỏi TPP năm ngoái, 11 nền kinh tế còn lại – gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam – đã tích cực đàm phán và đưa ra phiên bản mới mang tên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi đầu tháng 3/2018.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Dailymail
11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ký kết CPTPP
11 nước trong đó có Nhật Bản, Canada, ngày 8/3 đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile. Đây được coi là một bước đột phá của các nước thành viên sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định ban đầu.
11 quốc gia thành viên ký kết CPTPP ngày 8/3. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, lễ ký kết diễn ra tại thủ đô Santiago de Chile của Chile dưới dự chủ trì của Tổng thống Michelle Bachelet.
Phát biểu tại sự kiện này, Tổng thống Chile Michelle Bachelet cho biết: "Hôm nay, chúng tôi có thể tự hào hoàn tất quá trình này, phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng động quốc tế rằng mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế và hợp tác quốc tế là những công cụ tốt nhất để tạo ra những cơ hội và thịnh vượng kinh tế".
Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz cũng khẳng định: "CPTPP là một tín hiệu mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa bảo hộ, hướng tới một thế giới mở cửa thương mại và không còn các biện pháp trừng phạt đơn phương hay nguy cơ chiến tranh thương mại,
CPTPP cho phép giảm thuế quan giữa 11 nước thành viên chiếm hơn 13% GDP toàn cầu, tương đương 10.000 tỷ USD.
Ngay cả khi Mỹ rút khỏi hiệp định, CPTPP vẫn có quy mô thị trường gần 500 triệu người và do đó CPTPP được coi là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới. Hiệp định này sẽ bắt đầu có hiệu lực khi ít nhất 6 thành viên hoàn tất các thủ tục trong nước để phê chuẩn hiệp định và có thể là vào cuối năm nay.
"Chúng tôi cũng như các nước thành viên khác đều hy vọng rằng CPTPP sẽ có hiệu lực vào khoảng cuối năm nay hoặc không lâu sau đó", Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nói.
CPTPP là hiệp định thương mại tự do giữa 11 quốc gia gồm Nhật Bản, Canada, Việt Nam, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Australia.
Với CPTPP, các nước thành viên sẽ có lộ trình đưa thuế xuất nhập khẩu về 0% đối với các hàng hóa và dịch vụ giữa các nước trong khối khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Tiền thân của CPTPP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump không lâu sau khi lên nhậm chức hồi năm ngoái đã tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp định này. Tuy nhiên, gần đây nhà lãnh đạo Mỹ đã phát đi tín hiệu sẵn sàng tái gia nhập hiệp định.
Minh Phương
Theo Dantri
Hai tàu chiến Nga bị khu trục hạm Anh ráo riết đeo bám trên biển Hai tàu chiến của Hải quân Nga bị tàu khu trục HMS Montrose của Hải quân Anh theo dõi khi đi ngang qua nước Anh ở biển Bắc. Khu trục hạm Montrose của Anh bám theo 2 tàu nga không rời một bước. Tàu khu trục Type 23 tuần trước đã được triển khai để ngăn chặn 2 hộ tống Nga - Boikiy...