Nhật Bản tưởng niệm 79 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
Ngày 6/8, chính quyền thành phố Hiroshima ( Nhật Bản) đã tổ chức lễ tưởng niệm sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này ngày 6/8/1945 – sự kiện đau thương ghi dấu một trong những trang đen tối nhất của lịch sử nhân loại.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (phải) và Chủ tịch Hạ viện Fukushiro Nukaga tại lễ tưởng niệm 79 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản, ngày 6/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Một phút mặc niệm diễn ra vào 8h15 sáng, đúng thời điểm quả bom nguyên tử đầu tiên rơi xuống thành phố cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người cách đây 79 năm.
Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, Thị trưởng thành phố Kazumi Matsui đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ: “Chúng ta cần chuyển hướng khỏi vũ khí hạt nhân”. Ông nhấn mạnh rằng những cuộc xung đột hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở Ukraine và Trung Đông, càng làm gia tăng mối đe dọa hạt nhân và sự bất ổn toàn cầu.
Video đang HOT
Thị trưởng Matsui đã lấy ví dụ về việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh thông qua đối thoại để chứng minh rằng hòa bình có thể đạt được. Ông kêu gọi các quốc gia tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin và từ bỏ tư tưởng dựa vào sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến cũng sẽ phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Người dân tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản, ngày 6/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ba ngày sau khi quả bom được đặt biệt danh là “Little Boy” tàn phá Hiroshima, một quả bom nguyên tử thứ hai đã được thả xuống Nagasaki. Nhật Bản đầu hàng đồng minh 6 ngày sau đó, đánh dấu kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tính đến tháng 3 năm nay, số người sống sót sau hai vụ ném bom nói trên, tiếng Nhật là hibakusha, còn 106.825 người, giảm 6.824 người so với một năm trước đó. Tuổi trung bình của các hibakusha đều trên 85.
Con đường hướng tới thế giới không hạt nhân ngày càng khó khăn hơn
Phát biểu tại lễ tưởng niệm 78 năm ngày thành phố Hiroshima bị ném bom nguyên tử, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bày tỏ lo ngại rằng, những tác động từ căng thẳng và xung đột đang ngày càng gia tăng, AP ngày 6/8 đưa tin.
Lễ tưởng niệm diễn ra tại thành phố Hiroshima. Ảnh: AP
Lễ tưởng niệm diễn ra ngày 6/8 ở Công viên Tưởng niệm hòa bình của Hiroshima, hai tháng sau khi thành phố này được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7, với việc lãnh đạo các quốc gia thành viên đã đến thăm công viên này và một bảo tàng dành riêng cho những nạn nhân tử vong trong vụ ném bom nguyên tử.
Theo AP, khoảng 50.000 người có mặt tại buổi lễ đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân, với hồi chuông hòa bình vang lên vào đúng thời điểm máy bay của Mỹ ném bom xuống thành phố. Hàng trăm con chim bồ câu trắng, biểu tượng của hòa bình, đã được thả lên bầu trời Hiroshima.
Phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử. Ảnh: AP
Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử "Little Boy" do máy bay ném bom của Mỹ thả xuống đã phát nổ trên bầu trời thành phố Hiroshima vào lúc 8h15 phút sáng, cướp đi sinh mạng của 140.000 người và phá hủy toàn bộ thành phố. Ba ngày sau, quả bom nguyên tử thứ hai ném xuống Nagasaki đã cướp đi sinh mạng của 70.000 người.
Tại lễ tưởng niệm, trích dẫn mối đe dọa hạt nhân đang hiện diện trên khắp thế giới, Thị trưởng Hiroshima Kazumi Matsui cho rằng, các nhà lãnh đạo "phải ngay lập tức thực hiện các bước cụ thể để dẫn chúng ta từ hiện tại nguy hiểm đến thế giới lý tưởng không vũ khí hạt nhân".
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định con đường hướng tới một thế giới không có hạt nhân ngày càng khó khăn hơn do căng thẳng và xung đột gia tăng, nhưng điều này càng tạo động lực để quốc tế hướng tới mục tiêu đó.
Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, tính đến tháng 3/2023, số nạn nhân sống sót trong hai vụ ném bom nguyên tử tại nước này là 113.649, với độ tuổi trung bình hiện là 85. Từ năm nay, chính quyền Hiroshima sẽ khởi động chương trình "người thừa kế gia đình" để những nạn nhân sống sót có thể truyền lại cho thế hệ sau kiến thức liên quan đến thảm họa bom nguyên tử.
Chiếc đồng hồ tìm thấy sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima có giá hơn 31.000 USD Một chiếc đồng hồ đeo tay đã bị nung nóng chảy còn sót lại sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 6/8/1945 đã được bán với giá 31.113 USD tại một cuộc đấu giá ở Mỹ. Chiếc đồng hồ tìm thấy sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima. Ảnh: Kyodo Theo nhà đấu giá...