Nhật Bản tung ra thị trường khẩu trang kim cương và ngọc trai
Những người giàu có và sành điệu tại Nhật Bản hiện có thể chống lại sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 với những chiếc khẩu trang đính kim cương và ngọc trai, có trị giá 1 triệu yen/chiếc (khoảng 9.600 USD).
Những người giàu có và sành điệu tại Nhật Bản hiện có thể chống lại sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 với những chiếc khẩu trang đính kim cương và ngọc trai. Ảnh: elitereaders.com
Chuỗi cửa hàng Mask.com của công ty Cox Co đã giới thiệu mẫu khẩu trang thủ công này hồi tuần trước, với mục đích khuyến khích người dân sử dụng khẩu trang để phòng bệnh và thúc đẩy doanh số bán hàng trong bối cảnh ngành thời trang bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Mẫu khẩu trang kim cương được trang trí một viên kim cương 0,7 carat và hơn 300 mảnh pha lê Swarovski, trong khi khẩu trang ngọc trai được tô điểm với khoảng 330 viên ngọc trai Akoya nổi tiếng của Nhật Bản.
Phát biểu với báo giới, cô Azusa Kajitaka – nhân viên bán khẩu trang tại một cửa hàng gần ga Tokyo, cho biết: “Mọi người đều cảm thấy chán nản vì đại dịch COVID-19 và sẽ thật tuyệt vời nếu có thể giúp họ cảm thấy tốt hơn khi nhìn ngắm những chiếc khẩu trang lấp lánh này. Các ngành công nghiệp đồ trang sức và may mặc đã lao đao vì đại dịch COVID-19 và vì vậy chúng tôi đã làm điều này như một phần của dự án đem lại sức sống mới cho Nhật Bản”.
Cox Co – một công ty thuộc tập đoàn bán lẻ Aeon Co – đã khai trương cửa hàng Mask.com hoạt động theo hình thức trực tuyến và tại 6 cửa hàng kể từ tháng 9 vừa qua, cung cấp hơn 200 loại khẩu trang với giá thấp nhất là 500 yen.
Mặc dù vậy, loại khẩu trang đặc biệt trên cũng khá kén khách. Một số khác hàng cho rằng những chiếc khẩu trang trị giá triệu yen này nằm ngoài khả năng tài chính của họ. Bà Mitsue Kaneko, 66 tuổi, cho biết: “Nếu tôi đeo một trong những chiếc khẩu trang này, tôi sẽ phải đau đầu để lựa chọn trang phục phù hợp với nó”.
Thế nhưng, mẫu khẩu trang kim cương và ngọc trai của Nhật Bản vẫn chưa phải loại đắt nhất thế giới. Chiếc khẩu trang đắt nhất thế giới hiện nay trị giá 1,5 triệu USD, được làm từ 250 gram vàng 18 karat, do nhà kim hoàn Yvel người Israel thiết kế.
Mới lạ trải nghiệm dã ngoại trong đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế-xã hội, trong đó có cả việc học của con trẻ.
Để thích ứng với tình hình mới, các trường học ở Nhật Bản đã tận dụng Internet để duy trì dã ngoại - hoạt động truyền thống trong các trường mà trẻ em nào cũng ưa thích và mong chờ.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Asakusa, Tokyo, Nhật Bản, ngày 4/10/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong bối cảnh không thể tổ chức các chuyến dã ngoại trực tiếp nhiều ngày như thông thường, các trường học ở Nhật Bản đã sử dụng công nghệ để học sinh có được trải nghiệm dã ngoại trên không gian mạng y như thật. Nhờ sự tiến bộ của công nghệ, nên giờ đây, học sinh Nhật Bản vẫn được đi chơi xa, tham gia các hoạt động văn hóa và tham quan, mà không cần phải bước chân ra khỏi lớp học.
Trên thực tế, mục đích của các chuyến dã ngoại này chính là để học sinh có thể học hỏi thêm nhiều điều ngoài khuôn viên trường, lớp. Thông thường, học sinh sẽ phải nghiên cứu trước những điểm mình sẽ tham quan. Đó có thể là thủ đô Tokyo hay trung tâm lịch sử và văn hóa ở Kyoto hay Nara, miền Tây Nhật Bản. Ngoài ra, các trường cũng thường cho học sinh tham quan tại Hiroshima và Nagasaki - hai thành phố hứng chịu các quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống trong Chiến tranh Thế giới thứ hai hoặc ở Hokkaido và Okinawa.
Do dịch bệnh, nên giữa tháng 10 vừa qua, các học sinh của tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản, đã thực hiện những chuyến dã ngoại "ảo" đến Kyoto và Nara, thông qua ứng dụng hội nghị trực tuyến Zoom. Trong chuyến tham quan kéo dài 4 giờ, các học sinh đã được đến thăm ngôi đền Di sản Thế giới Yakushiji - 1.300 tuổi - ở Nara. Không chỉ có thêm hiểu biết về những điểm văn hóa, lịch sử của đất nước, các học sinh còn được nhà sư thuyết giảng về giáo lý của đạo Phật, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức và thái độ sống tích cực trong đại dịch. Không chỉ vậy, học sinh còn thay tạp dề ngay tại lớp học, thực hành làm món bánh truyền thống "nerikiri", thông qua sự hướng dẫn từ xa của một thợ làm bánh ở Kyoto. Ngoài ra, học sinh còn tham dự một cuộc thi hiểu biết về khu vực, dưới sự dẫn dắt của các danh hài.
Ông Manabu Watanabe, Hiệu phó của một trường ở Shizuoka, khẳng định mặc dù các chuyến tham quan "ảo" sẽ không bao giờ có thể thay thể các chuyến dã ngoại trực tiếp, song trong giai đoạn khó khăn này, đây chính là giải pháp tình thế hữu ích, giúp học sinh có thêm trải nghiệm.
Công ty du lịch Kinki Nippon đã đưa ra ý tưởng và tiến hành các chuyến tham quan "ảo" cho học sinh vào cuối tháng 9 vừa qua. Theo đại diện công ty, các chương trình này được thiết kế nhằm mang lại niềm vui cho học sinh, vốn bị bỏ lỡ các chuyến đi thật vì dịch bệnh. Kinki Nippon dự kiến sẽ tổ chức khoảng 10 chuyến tham quan cho các trường từ nay đến cuối năm.
Máy bay hạ cánh khẩn cấp vì 1 hành khách không chịu đeo khẩu trang Chiếc máy bay của hãng hàng không địa phương giá rẻ Peach Aviation ở Nhật Bản đã phải hạ cánh khẩn cấp do một hành khách không chịu đeo khẩu trang y tế, như tin đưa của hãng truyền hình NHK. Sân bay Kushiro. Máy bay đang trong lộ trình từ sân bay Kushiro ở phía bắc tỉnh Hokkaido đến sân bay Kansai...