Nhật Bản, Trung Quốc sắp có cơ chế ứng xử trên biển
Các quan chức Nhật Bản và Trung Quốc đang bàn thảo để đưa ra một cơ chế ứng xử trong trường hợp tàu hai nước đối đầu trên biển.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Want China Times ngày 23.6 trích dẫn các nguồn tin Trung Quốc từ Want Daily, tờ báo chung cơ quan chủ quản với Want China Times, cho biết đại diện của 2 nước đã có những cuộc gặp để bàn cơ chế phối hợp trên biển.
Với cơ chế này, tàu tuần duyên, tàu hải cảnh của Trung Quốc và Nhật Bản có thể liên lạc và ứng xử với nhau bằng tiếng Anh hoặc thông báo với nhau khi có tranh chấp hay bất đồng trên biển. Cơ chế này sẽ được hai bên thống nhất và cho ra mắt vào tháng 7 tới, Want China Times trích các nguồn tin từ Trung Quốc cho hay.
Cơ chế ứng xử này sẽ áp dụng cho cả vùng nhận dạng phòng không, vùng đặc quyền kinh tế cách bờ biển mỗi nước 370 km và cả vùng biển mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, tờ Japan Times (Nhật Bản) ngày 23.6 dẫn nguồn hãng tin Kyodo lại cho biết các quan chức hai nước vẫn chưa thống nhất liệu cơ chế ứng xử này có áp dụng cho vùng biển tranh chấp hay không.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang có tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát.
Video đang HOT
Máy bay Nhật Bản bay trên vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – Ảnh: AFP
Want China Times cho biết thêm cơ chế ứng xử sẽ không áp dụng cho vùng lãnh hải và vùng trời của 2 nước.
Đây sẽ là cơ chế ứng xử trên biển đầu tiên của Trung Quốc với một nước láng giềng, trong khi một cơ chế ứng xử tương tự với các nước trong khu vực Đông Nam Á được đề cập đến hơn chục năm nay vẫn chưa được Bắc Kinh xúc tiến hoàn tất.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc cố tình trì hoãn việc hoàn tất bộ quy tắc ứng xử với các nước ở Biển Đông vì không muốn sử dụng luật để ứng phó với xung đột trên biển, thay vào đó Trung Quốc muốn sử dụng “luật của kẻ mạnh”.
Theo Thanhnien
Nhật Bản bảo vệ đảo thế nào nếu Trung Quốc tấn công?
Tuần báo Weekly Diamond của Nhật Bản mới đây đặt câu hỏi với chuyên gia phân tích quân sự Isaku Okabe, về tình huống nước này sẽ làm gì để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Nansei nếu phía Trung Quốc chủ động tấn công.
Máy bay ném bom HK-6 của Trung Quốc (Ảnh: GlobalAviation)
Khi được hỏi thiết bị và công nghệ nào Nhật Bản cần sử dụng trong trường hợp xảy ra tấn công, chuyên gia Okabe cho rằng điều đầu tiên mà Tokyo cần làm là kêu gọi sự ủng hộ từ trong nước để cải thiện khả năng phòng vệ trên các quần đảo.
ÔngOkabe cũng nhận định về khả năng tàu cá nước ngoài mang theo vũ khí và binh sĩ xin lánh nạn lúc gặp bão tại một trong hai quần đảo trên rằng: nếu khả năng này thành hiện thực, lực lượng tuần duyên Nhật Bản sẽ điều tàu tới để theo dõi song chắc chắn rằng phía nước ngoài kia lại lấy đó làm cớ để đưa tàu chiến tới bảo vệ "tàu cá" của mình. Khi đó, Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF) sẽ phải triển khai.
Theo chuyên gia Okabe, Trung đoàn bộ binh phương Tây của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) đóng tại đảo Kyushu có thể được điều tới khu vực có xung đột bằng trực thăng, máy bay vận tải MV-22 Osprey và các tàu chiến của JMSDF. Ngoài ra, mẫu xe chiến đấu cơ động MCV cũng sẽ được quân đội Nhật Bản triển khai.
Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) có thể ngăn chặn máy bay đối phương tiếp cận các quần đảo nêu trên, trong khi JMSDF ngăn chặn tàu chiến và tàu ngầm. Để bảo vệ các tàu vận tải của Nhật Bản, hệ thống chiến đấu Aegis có thể được JMSDF huy động cùng với hệ thống cảnh báo sớm của JASDF. Và để bảo vệ không phận, máy bay tiếp nhiên liệu cũng cần được đưa vào hoạt động trong trường hợp Nhật Bản bị tấn công.
Ông Okabe cho rằng viễn cảnh nêu trên sẽ là một phép thử lớn đối với khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nhật Bản và lực lượng phòng vệ nước này, hiện đang thiếu các mẫu MV-22 hay MCV và tàu đổ bộ.
Khi được hỏi liệu Nhật Bản có thể bảo vệ các quần đảo bằng tàu ngầm hay không, ông Okabe nhận định điều quan trọng nhất đối với quá trình phòng vệ chính là việc thu thập thông tin tình báo. Các máy bay không người lái có thể hỗ trợ nhiệm vụ này song đây là loại vũ khí dễ bị phát hiện và bắn hạ khi xảy ra xung đột.
Tàu ngầm có thể triển khai ở vùng biển gần các quần đảo để theo dõi hệ thống thông tin liên lạc cũng như các động thái của đối phương. Ông nêu đánh giá: các hạm đội tàu ngầm của JMSDF được ca ngợi là có năng lực tốt, trong khi khả năng chiến đấu của lực lượng chống ngầm của Hải quân Trung Quốc bị giới hạn.
Hình mô phỏng của mẫu máy bay không người lái Shendiao (Ảnh: WantChinaTimes)
Về khả năng tấn công của Bắc Kinh, chuyên gia Okabe khuyến cáo Nhật Bản cần phân tích kỹ lưỡng về sức mạnh từ các loại tên lửa dẫn đường của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh việc không quân và các căn cứ của quân đội Trung Quốc đang được trang bị các loại tên lửa tầm xa. Gần đây, máy bay ném bom H-6K được trang bị tên lửa đạn đạo đã xuất hiện trên vùng biển giữa Miyako-jima và Okinawa.
Để đối phó với nguy cơ này, Nhật Bản cần thay đổi mẫu máy bay chiến đấu F-15 hiện nay. Theo đó cần cập nhập hệ thống radar mới nhất, tăng dung tích bình nhiên liệu và tăng số lượng tên lửa phòng không để máy bay có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo của đối phương.
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ có thêm các loại vũ khí hiện đại, ví dụ như mẫu máy bay tàng hình J-31 hay tiêm kích J-20. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển máy bay không người lái chống tàng hình ở tầm cao "Shendiao" và hệ thống tên lửa chống hạm, loại vũ khí được đánh giá là giúp quân đội nước này có thể tấn công cả nhóm tàu chiến của Mỹ (?)
Theo ông Okabe, hệ thống đánh chặn tên lửa RIM-161 không đủ khả năng ứng phó trước nguy cơ tấn công từ phía Trung Quốc. Do đó, các tàu chiến đa năng mà Nhật Bản đang phát triển cần thêm chức năng của tàu đổ bổ lớp Osumi và tàu khu trực chở trực thăng lớp Izumo. Nếu những loại tàu này có khả năng chở theo máy bay F-35, khu vực phòng không của Nhật Bản sẽ được mở rộng nhờ hệ thống chiến đấu Aegis và các tên lửa phòng không.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc xoa dịu Mỹ trước đối thoại Giới chức và truyền thông Trung Quốc cố gắng giảm nhẹ bất đồng, đề cao hợp tác và lợi ích chung với Mỹ trước thềm cuộc đối thoại chiến lược giữa hai nước. Công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên đá Gạc Ma thuộc Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải Ngày 20.6, tờ China Daily dẫn lời giới chức...