Nhật Bản: Trung Quốc ngạo mạn, cậy mạnh hiếp yếu ở Biển Đông
Đề cương Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản năm 2016 cảnh báo, những hành động quân sự, phô diễn sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông đang nhằm mục đích biến các yêu sách chủ quyền phi lý của nước này trong khu vực thành sự đã rồi.
Hãng tin Kyodo ngày 21.7 đưa tin, bản đề cương Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản năm 2016 nhấn mạnh việc Tokyo xem những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là ngạo mạn, cậy mạnh hiếp yếu và đơn phương làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong tập trận ở Biển Đông.
Theo đó, Tokyo bày tỏ cảnh giác về các hành động phô diễn sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực trong bối cảnh Bắc Kinh đang quân sự hóa các vùng biển tranh chấp để biến những yêu sách chủ quyền phi lý của nước này thành sự đã rồi.
Sách trắng cũng nhận định rằng, Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động ở khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư), vốn đang thuộc quyền quản lý của Nhật Bản.
Tài liệu này nhắc tới việc một tàu Hải quân Trung Quốc đi vào khu vực tiếp giáp ngay bên ngoài vùng biển mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh quần đảo Senkaku hồi tháng trước. Tokyo cho biết, nước này đã phải nhiều lần phải điều động máy bay chiến đấu thuộc Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản để ngăn các máy bay Trung Quốc tìm cách tiếp cận không phận Nhật Bản với tần suất ngày càng tăng.
Video đang HOT
Sách trắng quốc phòng dự kiến được Nội các Nhật Bản chính thức thông qua vào đầu tháng 8 tới.
Ngoài ra, Sách trắng cũng đề cập đến vấn đề Triều Tiên, khi chỉ trích các hoạt động khiêu khích lặp lại nhiều lần của Bình Nhưỡng, bao gồm vụ thử hạt nhân hồi tháng 1.2016. Triều Tiên đã tiến hành 4 vụ thử hạt nhân, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Đề cập tới vụ thử tên lửa tầm xa hồi tháng 2 vừa qua của Triều Tiên, Sách trắng cảnh báo rằng Triều Tiên có thể đã thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và đang trên đà đưa các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa mới sang giai đoạn hoạt động thực tiễn,
Liên quan tới khủng bố, đề cương cho rằng mối đe dọa khủng bố đang lan rộng khắp toàn cầu và đây cũng là thách thức của chính Nhật Bản, đặc biệt là sau vụ tấn công vào một nhà hàng ở Bangladesh đầu tháng 7 khiến 20 người, trong đó có 7 công dân Nhật Bản thiệt mạng.
Sách trắng lần này cũng sẽ dành một chương cho các đạo luật an ninh mới của Nhật Bản có hiệu lực hồi tháng 3.2016, theo đó cho phép Tokyo thực hiện quyền phòng vệ tập thể hay bảo vệ các quốc gia đồng minh ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công.
Theo danviet
Quân đội Úc sẽ đóng vai trò lớn hơn tại châu Á-Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews cho biết lực lượng quốc phòng nước này sẽ đóng vai trò tích cực hơn tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh có những lo ngại về việc Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews
Phát biểu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ nhân chuyến thăm quốc gia Nam Á ngày 2/9, ông Andrews cho hay sách trắng quốc phòng Úc công bố tới đây dự kiến nêu rõ rằng lực lượng quốc phòng nước này sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa nhằm duy trì an ninh trong khu vực, bảo vệ lợi ích của Úc, trong một nỗ lực nhằm duy trì trật tự thế giới dựa trên việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
"Tranh chấp lãnh thổ tiếp tục gia tăng rủi ro cho toàn khu vực, nhất là tại Biển Đông. Úc không đứng về phía nào nhưng quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp các đảo nhân tạo trên quy mô lớn, khiến gia tăng căng thẳng tại khu vực. Chúng tôi thực sự lấy làm lo ngại về khả năng quân sự hóa các đảo tại Biển Đông."
"Lực lượng quốc phòng Úc (ADF) sẽ phải luôn trong tư thế sẵn sàng để đối phó với những bất ổn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi gắn với những lợi ích cốt lõi của Úc," ông Andrews nhấn mạnh.
Theo ông Andrews, một mình Úc không thể đạt được những mục tiêu về quốc phòng và an ninh. Việc duy trì trật tự ổn định thông qua các cuộc đàm phán, hợp tác song và đa phương ngày càng trở lên quan trọng, nhất là hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó có Ấn Độ, một cường quốc đang lên tại châu Á.
ADF sẽ tăng cường các cam kết quốc tế nhằm giảm thiểu những rủi ro xung đột quân sự, tăng sự gắn kết và sự tương tác giữa các đối tác chủ chốt nhằm đối phó với những thách thức quốc tế. Úc và Ấn Độ đang có kế hoạch cho cuộc tập trận chung vào cuối tháng này.
Theo ông Andrews, Mỹ vẫn sẽ là cường quốc thế giới cho đến năm 2035, trong khi cả Trung Quốc và Mỹ vẫn đóng vai trò cốt lõi tại khu vực.
"Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích cốt lõi trong việc duy trì an ninh và ổn định tại khu vực Châu Á-Thái Bình Đường, ít nhất là các lợi ích về kinh tế", ông Andrews nói.
Đến năm 2030, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ có 21 trong tổng số 25 tuyến vận tải huyết mạch trên biển và trên không của cả thế giới, với khoảng 2/3 lượng dầu và 1/3 lượng hàng hóa toàn cầu được chuyên chở qua đây.
Úc và Nhật đang lên kế hoạch tập trận chung tần Ấn Độ trong tháng này.
Vũ Duy
Theo Dantri/The Australia
Nhật lo ngại Bắc Triều Tiên đẩy nhanh phát triển hạt nhân-tên lửa tầm xa Nhật Bản lo ngại CHDCND Triều Tiên đi theo hướng cực đoan quân sự, có thể chuyển nhượng công nghệ tên lửa, khắc phục điểm yếu băng phát triển vũ khí hủy diệt. Quân đội Mỹ triển khai B-2 ở Guam chi viện Hàn Quốc, đối phó Bắc Triều TiênTriều Tiên coi Mỹ-Hàn tập trận quy mô lớn là để đánh đòn phủ...