Nhật Bản triển khai phần mềm theo dõi tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19
Theo phóng viên tại Nhật Bản, kể từ ngày 19/6, người dân nước này có thể cài đặt phần mềm trên điện thoại để nhận thông báo trong trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/6/2020.
Phần mềm này do Chính phủ Nhật Bản cung cấp và được cài đặt miễn phí trên điện thoại. Phần mềm sẽ tự động ghi nhận dữ liệu người dùng khác trong một khoảng cách nhất định. Cơ quan chức năng có thể truy xuất dữ liệu từ điện thoại của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 để xác nhận các trường hợp thuộc diện tiếp xúc gần và gửi thông báo cho người này.
Video đang HOT
Phát biểu trong buổi họp báo ngày 18/6, Bộ trưởng phụ trách tái thiết kinh tế Nhật Bản Nishimura Yasutoshi cho biết ưu điểm của phần mềm này là người dùng có thể sớm nhận được thông báo nếu có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.
Cơ chế hoạt động của phần mềm đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, không tự động ghi nhận dữ liệu về số điện thoại và vị trí. Bộ trưởng Nishimura kêu gọi người dân cài đặt phần mềm để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, góp phần bảo vệ tính mạng và ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19 trong thời gian tới.
Trước đó, các địa phương tại Nhật Bản như thủ đô Tokyo, Osaka, Kanagawa cũng bắt đầu triển khai các ứng dụng riêng trên điện thoại có khả năng xác định người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19. Các ứng dụng do địa phương phát triển hoạt động dựa trên cơ chế tự động ghi nhận lại thông tin về thời gian và địa điểm thông qua các mã QR được đặt tại cửa ra vào của các cửa hàng. Người dùng sẽ nhận được thông báo nếu từng ghé đến cửa hàng có khách được xác nhận nhiễm virus SARS-Cov-2.
Nhật Bản phát triển robot tự xét nghiệm Covid-19
Loại robot đặc biệt này được kỳ vọng sẽ giảm áp lực cho các phòng thử nghiệm, giảm căng thẳng từ tình trạng thiếu nguồn lực y tế và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Cấu tạo của robot dựa trên bộ cánh tay kép của Kawasaki Heavy Industries
Medicaroid, một liên doanh về công nghệ y tế giữa tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki Heavy Industries và công ty thiết bị thử nghiệm Sysmex, đang phát triển một robot có thể tự động hóa phần lớn quá trình xét nghiệm virus SARS-CoV-2, khi mối lo ngại về làn sóng nhiễm bệnh tiềm năng thứ hai gia tăng ở Nhật Bản, theo Nikkei.
Robot mới được thiết kế để xử lý sáu nhiệm vụ trong các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase, còn gọi là xét nghiệm PCR, một phương pháp xét nghiệm đột phá trong y khoa, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thường yêu cầu phải có sự tham gia của con người. Medicaroid đặt mục tiêu sẽ giới thiệu sản phẩm lần đầu vào tháng 10 năm nay.
Mặc dù tự động hóa không nhất thiết sẽ tăng tốc độ sàng lọc, nhưng nó có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và giảm nhu cầu lao động tại các phòng thí nghiệm. Robot cũng sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở y tế thiếu hụt kỹ thuật viên được đào tạo bài bản tiến hành xét nghiệm với độ chính xác nhất định. Các nhà sản xuất ở nước ngoài đã thử nghiệm PCR tự động một phần, nhưng robot mới này sẽ là trường hợp đầu tiên xử lý một số bước chính. Cấu tạo của robot dựa trên bộ cánh tay kép duAro2 của Kawasaki Heavy, vốn thường được dùng cho các nhiệm vụ như lắp ráp, đóng gói linh kiện điện tử.
"Robot của Nhật Bản sẽ giúp ích cho thế giới", Chủ tịch Medicaroid Yasuhiko Hashimoto nói trong một cuộc họp báo. Ông Hashimoto không đưa ra mục tiêu bán hàng nhưng cho biết robot sẽ được sản xuất "khi cần thiết" và "điều quan trọng là tăng khả năng xét nghiệm PCR".
Ngoài robot xét nghiệm PCR, Medicaroid cũng đang tìm cách phát triển robot có thể lấy mẫu nước bọt từ bệnh nhân và một loại robot khác có khả năng chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện nhận những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 dạng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Medicaroid có trụ sở tại thành phố Kobe, một trung tâm cho ngành công nghiệp y sinh ở Nhật Bản với khoảng 370 công ty và tổ chức liên quan đến khoa học đời sống.
Người làm việc tại nhà cũng bị sếp theo dõi Phần mềm quản lý nhân viên từ xa ghi nhận từng chữ được gõ trên màn hình hay đánh giá ai đang dành quá nhiều thời gian cho Facebook. Trước tình trạng hàng triệu người phải làm việc tại nhà, các doanh nghiệp đã "săn tìm" đủ cách để đảm bảo hiệu suất công việc của nhân viên. Nhu cầu này khiến phần...