Nhật Bản: Tòa nhà chọc trời chống động đất 9 độ richter
Tòa nhà Mori JP Tower cao hơn 325 m trang bị nhiều hệ thống giúp giảm rung lắc mạnh, có thể trụ vững trong động đất mạnh tới 9 độ richter.
Mori JP Tower trở thành tòa nhà cao nhất Nhật Bản, với chiều cao 325,2 m ở Tokyo. Tòa nhà được thiết kế để giảm sử dụng năng lượng từ lưới điện với nhiều trang bị bền vững và khả năng chịu địa chấn
Mori JP Tower thiết kế nhiều không gian xanh, gần hai tòa tháp chọc trời khác
Nó có mặt ngoài lắp kính lắp đối xứng, 4 mặt kính uốn cong giống cánh hoa sen
Ngoại thất của tòa nhà được chiếu sáng bằng những dải đèn tích hợp, giúp công trình phát sáng hài hòa vào ban đêm
Video đang HOT
Ở bên trong, tòa nhà có 64 tầng, kết hợp không gian căn hộ và văn phòng
Mori JP Tower là tòa nhà chọc trời cao nhất Nhật Bản nhưng không phải công trình cao nhất
Danh hiệu đó thuộc về tháp Tokyo Skytree (634 m). Ngoài ra, có tháp Tokyo (332,9 m) cũng cao hơn Mori JP Tower
Cả hai đều là tháp phát sóng và quan sát, không nằm trong xếp hạng chiều cao của Hội đồng nhà cao tầng và môi trường sống đô thị do không đáp ứng tiêu chí ít nhất 50% diện tích có người ở
Theo nhà thầu Mori, tòa nhà sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường ngay cả trong trận động đất mạnh 9 độ richter như đại địa chấn Nhật Bản năm 2011
Để đảm bảo tòa nhà chọc trời trụ vững, các cọc ống thép chứa đầy bê tông cường độ cao và một số hệ thống giảm chấn được lắp đặt để giảm lắc lư
Ngoài ra, tòa nhà cũng có nơi trú ẩn khẩn cấp với sức chứa 3.600 người và nơi tích trữ nhu yếu phẩm đề phòng thiên tai
Thép và bê tông độ bền cao được sử dụng để giữ cân bằng công trình. Thiết bị kiểm soát độ rung ở những khu vực chủ chốt, giúp giảm hiệu quả rung động trong động đất, dẫn tới khả năng chịu lắc mạnh
Ngoài ra, thiết bị quy mô lớn gọi là bộ giảm chấn khối lượng chủ động cũng giúp hạn chế đung đưa ở đỉnh tòa nhà khi gió mạnh” src=”https://i.vietgiaitri.com/2024/3/21/nhat-ban-toa-nha-choc-troi-chong-dong-dat-9-do-richter-02e-7122300.png” data-link=”https://streaming-cms-anninhthudo.epicdn.me/40c6b3267e2e8693023d2f83ea044495/65fc6790/2024_03_20/how_japans_builders_absorbed_the_lessons_of_the_2011_earthquake_nikkei_asia_316.mp4″ class=” video
Tất cả điện dùng cho tòa nhà đến từ nguồn năng lượng tái tạo với nhiệt lượng được khai thác từ hệ thống cống. Tòa nhà cũng lưu trữ và xử lý nước mưa để tưới cho cây xanh trong khi nước thải từ hộ dân cư được thu thập và sử dụng ở phòng tắm của các tầng văn phòng.
Singapore sắp có tòa nhà kiến trúc rừng tre cao 305 m
Với độ cao 63 tầng, 8 Shenton Way sẽ là tòa nhà chọc trời siêu cao ở đảo quốc sư tử. Đồng thời, cư dân sống tại đây cũng có thể tiếp cận với thiên nhiên.
Tòa nhà chọc trời sẽ trở thành điểm nhấn ở khu trung tâm Singapore. Ảnh: SOM.
Studio kiến trúc nổi tiếng Skidmore, Owings & Merrill (SOM) đã công bố thiết kế nhà chọc trời mới ở số 8 Shenton Way. Đây sẽ trở thành tòa nhà chọc trời cao nhất của Singapore. Tòa nhà dự kiến trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng cùng Marina Bay Sands, Supertree Grove và Cloud Forest.
Tòa nhà chọc trời có tổng cộng 63 tầng và cao 305 m. Thiết kế bản vẽ cho thấy các sân thượng giống như một rừng tre mang tính bền vững và kết nối với thiên nhiên. Tòa nhà chọc trời siêu cao đầu tiên này của Singapore có cấu trúc chiều cao 300-600 m.
Nằm giữa khu trung tâm và vịnh Marina, tòa nhà cung cấp dịch vụ về văn phòng, không gian công cộng, nhà ở sang trọng, cửa hàng bán lẻ và khách sạn. Về cơ bản, đây sẽ là một nơi để phát triển mô hình "sống, làm việc và giải trí".
Theo Mustafa Abadan, đối tác tư vấn của SOM, 8 Shenton Way sẽ là một biểu tượng mới trên đường chân trời của đảo quốc sư tử. Thiết kế chủ yếu sử dụng các tính chất của một rừng tre. Đại diện studio SOM cũng cho biết tòa nhà được lấy cảm hứng từ những khu rừng tre.
Khu không gian xanh trên cao của tòa nhà. Ảnh: SOM.
Đây là một thiết kế ưa sinh học giống với các yếu tố theo chiều dọc có trong tự nhiên. Cây xanh bao bọc bên trong tòa nhà. Nội thất được thiết kế một cách độc đáo gồm gỗ, đất nung, đá với các cửa gió dọc và quạt cách điệu. Các loại cây được lựa chọn phù hợp để thu hút chim và bướm.
Dự án có không gian xanh trên cao với diện tích gần 10.000 m2. Hơn một nửa khu vực cảnh quan mở cửa cho mọi người đến tham quan. 8 Shenton Way sẽ tạo ra một không gian thoải mái để mọi người sống hạnh phúc và lành mạnh. Ngoài ra, tất cả các cư dân sống ở đây sẽ có nhiều cơ hội kết nối với môi trường tự nhiên.
Ông Mustafa cho biết tòa nhà có thể tiết kiệm năng lượng thông qua sự kết hợp của nhiều phương pháp như mặt tiền làm từ đất nung, cốt tre và kính hiệu suất nhiệt. Các vây ngang và dọc bên ngoài cũng sẽ làm chệch hướng ánh sáng mặt trời. Điều này giúp cho cấu trúc bên trong luôn mát mẻ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của Singapore.
Không gian sống và sinh hoạt xanh hướng đến mục tiêu bền vững. Ảnh: SOM.
Tòa nhà cũng sẽ được kết nối với hệ thống làm mát quận của thành phố. Đây là một mạng lưới đường ống ngầm đẩy nước lạnh vào các thiết bị điều hòa không khí bên trong tòa nhà để giảm tiêu tốn điện.
Để thuận tiện, tòa nhà có liên kết với mạng lưới giao thông công cộng cao tốc. Các tính năng sau đại dịch cũng sẽ được tích hợp bao gồm công nghệ không tiếp xúc, vật liệu kháng khuẩn và không gian nội thất thích ứng. 8 Shenton Way dự kiến hoàn thành vào năm 2028.
Khám phá tòa nhà chọc trời mỏng nhất thế giới Với tỷ lệ chiều rộng trên chiều cao bất thường là 1:23,5 tháp Steinway được coi là tòa nhà cao tầng mỏng nhất thế giới. Tháp Steinway là một tòa nhà chung cư cao cấp 84 tầng ở Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Nó "nổi tiếng" với tên gọi "tòa chọc trời mỏng nhất thế giới" khi tỷ lệ chiều cao lớn...