Nhật Bản tố tàu Trung Quốc đến gần quần đảo tranh chấp
Nhật Bản tố các tàu hải cảnh Trung Quốc hôm nay đi vào vùng biển quanh quần đảo hai nước tranh chấp ở biển Hoa Đông, vài ngày sau khi tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm Tokyo.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Japan Times.
Ba tàu Trung Quốc đi vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lúc 14h (5h GMT) theo hướng nam – tây nam, AFP dẫn thông báo từ tuần duyên Nhật Bản hôm nay cho biết. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo, gọi là Senkaku, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Vụ việc xảy ra hai ngày sau khi James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ của chính quyền Tổng thống Donald Trump, thăm Nhật Bản và nói Senkaku/Điếu Ngư là đối tượng trong hiệp ước quốc phòng Washington – Tokyo.
Trung Quốc nhanh chóng phản ứng, tố Mỹ muốn làm xuất hiện rắc rối ở châu Á. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Mỹ nên “dừng đưa ra phát biểu sai… và tránh khiến vấn đề thêm phức tạp, tạo ra bất ổn” ở khu vực.
Video đang HOT
Trung Quốc và Nhật Bản nhiều lần xảy ra căng thẳng ngoại giao liên quan đến Senkaku/Điếu Ngư. Hai bên thường xuyên điều tàu đến vùng biển gần quần đảo để khẳng định tuyên bố chủ quyền.
Ngoài Nhật Bản, Bộ trưởng Mattis tuần trước còn thăm Hàn Quốc để trấn an rằng Mỹ vẫn giữ cam kết an ninh với hai nước. Tổng thống Trump khi tranh cử từng kêu gọi Seoul và Tokyo phải chi trả nhiều hơn nếu muốn được hỗ trợ quốc phòng. Tuy nhiên, giới chức Nhật Bản và Hàn Quốc nói ông Mattis chưa nêu vấn đề san sẻ chi phí trong các cuộc hội đàm.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc lên gân ở cả hai mặt trận tranh chấp biển
Với việc điều tàu hải cảnh và chiến đấu cơ đến biển Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc dường như muốn phát tín hiệu rằng họ có thể "tung đòn" bất cứ lúc nào.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc tại khu vực gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mới đây. Ảnh: Japan coast guard
Thông qua các động thái như điều tàu tuần tra đến gần vùng biển xung quanh nhóm đảo có tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ tuần tra trên không ở Biển Đông, Trung Quốc đang nỗ lực phát đi thông điệp rằng Bắc Kinh cùng lúc có thể hiện diện mạnh mẽ tại cả hai vùng biển có tranh chấp này, theo South China Morning Post.
Theo lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản, những ngày gần đây, hàng chục tàu hải cảnh Trung Quốc, trong đó có một số trang bị vũ khí, đã hộ tống 230 tàu đánh cá Trung Quốc, đi vào "vùng tiếp giáp lãnh hải" 12-24 hải lý quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, có lúc còn tiến hẳn vào khu vực 12 hải lý mà Tokyo tuyên bố là lãnh hải xung quanh các đảo nhỏ này.
Tokyo bày tỏ phản ứng mạnh mẽ trước động thái này bằng việc triệu Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa (Cheng Yonghua) đến để phản đối. Bà Tomomi Inada, tân Bộ trưởng Quốc Nhật Bản tuyên bố Tokyo sẽ hết sức cảnh giác, giám sát và thu nhập thông tin, đồng thời bình tĩnh hành động, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, vùng biển và vùng trời của Nhật Bản, bao gồm cả nhóm đảo Senkaku.
Theo ông Jin Canrong, giáo sư quan hệ quốc tế, thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh, diễn biến trên thể hiện phản ứng quyết liệt của Trung Quốc sau khi Tokyo kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài.
Động thái trên của Bắc Kinh diễn ra ngay sau khi quân đội Trung Quốc ngày 6/8 thông báo điều oanh tạc cơ H-6K, tiêm kích Su-30 và nhiều máy bay quân sự khác bay qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
Những khu vực này đều nằm trong yêu sách "đường 9 đoạn" phi lý Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông, đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ trong phán quyết ngày 12/7. Bắc Kinh ngang nhiên bác bỏ phán quyết và gia tăng các hoạt động quân sự để tăng cường kiểm soát các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Đại tá Trung Quốc về hưu Yue Gang cho biết, phần lớn lực lượng hải quân Trung Quốc được tập trung ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn cần duy trì sức mạnh không quân ở một mức độ nhất định tại Biển Đông để có thể "ra đòn bất cứ lúc nào".
Chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại Thượng Hải cho rằng các chiến dịch không quân và hải quân Trung Quốc gần đây có mục đích chứng tỏ rằng Trung Quốc có khả năng can thiệp đồng thời ở cả hai khu vực nếu xung đột nổ ra.
"Đây cũng là thông điệp với Tokyo rằng Bắc Kinh có thể chủ động ra tay ở bất cứ khu vực nào theo ý muốn", ông Ni tuyên bố.
Theo tiến sĩ Jerry Hendrix, chuyên gia cấp cao và là giám đốc Chương trình Đánh giá và Chiến lược Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), những động thái quyết liệt của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông và biển Hoa Đông thể hiện những toan tính liều lĩnh của nước này nhằm đạt được tham vọng chủ quyền quá đáng trên biển.
Để đối phó với những toan tính đó, Mỹ và cộng đồng quốc tế cần phải gia tăng phản ứng cả về kinh tế, công nghệ và quân sự với Trung Quốc, "nhằm làm rõ với Bắc Kinh rằng những động thái ngang ngược của họ không được chào đón ở khu vực", ông Hendrix nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nhật tố Trung Quốc đưa tàu vũ trang đến gần Senkaku/Điếu Ngư Bộ Ngoại giao Nhật Bản phản đối việc Bắc Kinh đưa tàu hải cảnh trang bị vũ khí đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp từ lâu giữa Nhật và Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Reuters hôm qua dẫn nguồn tin lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết ba trong số 6 tàu...