Nhật Bản tố Ấn Độ ngăn máy bay quân sự lấy đồ viện trợ cho Ukraine
Máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) được giao nhiệm vụ chở hàng viện trợ từ một văn phòng của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc tại Mumbai (Ấn Độ) tới châu Âu.
Máy bay vận tải Kawasaki C-2 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia
Dẫn lời ông Sanae Takaichi – một quan chức thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản, kênh truyền hình RT đưa tin Ấn Độ đã ngăn cản một máy bay của SDF hạ cánh xuống lãnh thổ của mình. Chiếc máy bay được giao nhiệm vụ chở hàng cứu trợ từ Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn và đưa đến châu Âu.
“Việc tiếp nhận máy bay SDF đã bị Ấn Độ khước từ”, ông Takaichi phát biểu tại một cuộc họp Hội đồng Nghiên cứu Chính sách của LDP. Dẫn các nguồn tin chính phủ, truyền thông Nhật Bản đưa tin nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do thiếu sự phối hợp giữa các bên.
Video đang HOT
Đến thời điểm hiện tại, Tokyo và New Delhi đều không bình luận gì về diễn biến trên.
Trước đó, cơ quan tị nạn của LHQ đã yêu cầu vận chuyển hàng cứu trợ, vốn được dự trữ ở Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Những mặt hàng cứu trợ này được đưa tới Ba Lan và Romania, các quốc gia chấp nhận những người di tản Ukraine.
Ngày 19/4, LDP thông báo họ sẽ giúp vận chuyển hàng hóa cứu trợ cho Ukraine. Cụ thể, máy bay vận tải C2 của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ được điều động mỗi tuần một lần bắt đầu từ cuối tháng 4 để vận chuyển hàng cứu trợ. Tổng cộng có 10 chuyến bay đã được lên lịch trình.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối tuần qua. Hoạt động này vốn dĩ phải được hội đồng LDP và nội các thông qua vào ngày 14-15/4. Tuy nhiên, hiện giờ, hoạt động dường như sẽ bị đẩy lui lại do Tokyo phải “xem xét lại” kế hoạch.
Theo số liệu của LHQ, hơn 5 triệu người đã rời khỏi Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ nước này vào cuối tháng 2. Phần lớn trong số họ – hơn 2,8 triệu người – đã đến Ba Lan, trong khi khoảng 700.000 người đến Romania. Số liệu của LHQ cũng cho thấy hơn nửa triệu người Ukraine đã sang Nga sau khi nổ ra xung đột.
Moskva đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại quốc gia láng giềng của mình vào cuối tháng 2, cáo buộc Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk đã ký năm 2014. Nga cũng công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass là Donetsk và Lugansk. Các giao thức trung gian do Đức và Pháp đã được thiết kế để chính thức hóa tình trạng của các khu vực này trong nhà nước Ukraine.
Hiện Nga đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập NATO. Đối với Ukraine, tình trạng trung lập đồng nghĩa với việc từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, biến nước này trở thành quốc gia vùng đệm giữa Nga và liên minh quân sự phương Tây.
Tổng thống Mỹ thông báo kế hoạch thăm Nhật Bản
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/4 thông báo ông có kế hoạch thăm Nhật Bản vào cuối tháng 5 để tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bộ tứ (gồm Australia, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản).
Hội nghị này được cho là nhằm thể hiện mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa 4 nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Biden mong muốn sẽ gặp lại Thủ tướng Modi tại Nhật Bản vào khoảng ngày 24/5. Nếu diễn ra, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Biden tới Nhật Bản kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1/2021. Theo giới quan sát, nhiều khả năng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ là nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bộ Tứ vào tháng 5 tới.
Cũng trong hội nghị trực tuyến kéo dài 1 giờ, Thủ tướng Modi đã bày tỏ quan ngại về tình hình Ukraine, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ dân thường và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia Đông Âu này. Bên cạnh đó, ông cũng hoan nghênh Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - một sáng kiến do Mỹ đưa ra nhằm gắn kết khu vực mà chính quyền của Tổng thống Biden đang thúc đẩy.
Nhật Bản và Ấn Độ cam kết thúc đẩy hỗ trợ hoạt động nhân đạo ở Ukraine Trong thông báo được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi ngày 19/3, hai nhà lãnh đạo kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng ở Ukraine, cũng như cam kết có các biện pháp để hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở quốc gia Đông...