Nhật Bản tìm kiếm sự hợp tác của UAE nhằm hạ nhiệt căng thẳng Trung Đông
Tiếp tục chuyến công du Trung Đông, ngày 13/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan trong nỗ lực thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa hai bên nhằm “hạ nhiệt” căng thẳng tại Trung Đông và đảm bảo nguồn cung dầu ổn định.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp gần Al Ula, Tây Bắc Saudi Arabia, ngày 12/1/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Dự kiến, ông Abe sẽ giải thích về việc Nhật Bản quyết định cử lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này tới Trung Đông để bảo vệ tàu chở hàng, song hoạt động của lực lượng này hoàn toàn độc lập với lực lượng tuần tra đa quốc gia do Mỹ đứng đầu đang hoạt động ở xung quanh Eo biển Hormuz.
Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới và quốc gia châu Á này phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông với 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu là từ khu vực này. UAE là nhà cung cấp dầu mỏ lớn thứ 2 của Nhật Bản. Do đó, tình hình ổn định tại Trung Đông là ưu tiên của Nhật Bản và ông Abe đang nỗ lực thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng liên quan đến việc Mỹ không kích tại Iraq khiến 1 tướng cấp cao Iran thiệt mạng và dẫn đến các cuộc phóng tên lửa đáp trả từ Iran nhằm vào hai căn cứ của Mỹ ở Iraq.
Theo các quan chức Nhật Bản, trong chuyến thăm UAE lần này, ông Abe sẽ tìm cách mở rộng hợp tác song phương ngoài lĩnh vực năng lượng.
UAE là chặng dừng chân thứ 2 của ông Abe trong chuyến công du tới Trung Đông trong 5 ngày, bắt đầu từ ngày 11/1. Trong chuyến thăm Saudi Arabia trước đó, ông Abe đã có cuộc hội đàm với Quốc vương Salman và Hoàng Thái tử Mohammed bin Salman. Tại cuộc hội đàm này, nhà lãnh đạo Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về những nguy cơ phát sinh do cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Iran và tìm kiếm sự hỗ trợ của nước này nhằm ổn định tình hình khu vực.
Video đang HOT
Sau Saudi Arabia và UAE, ông Abe sẽ tới Oman, kết thúc chuyến công du Trung Đông lần này.
Theo Lan Phương (TTXVN)
Mỹ thu lợi khủng ở Saudi, vén bức màn bí ẩn
Washington đã đạt được quá nhiều lợi ích sau vụ tấn công bằng UAV nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi.
Theo SPA ngày 12/10, Hoàng gia Saudi Arabia đã thông qua việc triển khai lực lượng Mỹ, phù hợp với "các mối quan hệ lịch sử và mối quan hệ đối tác tốt đẹp" giữa hai quốc gia.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cũng xác nhận, ông vừa phê chuẩn việc triển khai khoảng 3.000 lính cùng một số thiết bị quân sự Mỹ trên lãnh thổ nước này.
Động thái này diễn ra khi tình trạng căng thẳng ở khu vực Trung Đông tiếp tục leo thang, trong đó có sự đối đầu giữa Riyadh và Washington, với Tehran.
Trước những chỉ trích về những quyết định khó hiểu khi rút quân ra khỏi một chiến trường ác liệt là Syria, trong khi tăng cường quân sự ở Saudi Arabia, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh, Hoàng gia Saudi đã đồng ý "trả tiền cho bất kỳ hành động nào mà Mỹ đang thực hiện ở đó".
Có lẽ, đối với Washington, những mỏ dầu Oman ở Syria là chưa đủ so với những gì Mỹ bỏ ra ở Syria. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Tổng thống Mỹ không đề cập đến chuyện "tiền" liên quan đến việc điều quân giữa hai địa điểm ở Trung Đông.
Giới quan sát cho rằng, chiến dịch chống khủng bố ở Syria của Mỹ cũng bắt đầu từ nguồn lợi mà Mỹ nhắm tới ở các mỏ dầu của đất nước Trung Đông. Tuy nhiên, khi Mỹ dấn thân vào chiến trường Syria, cái giá phải trả là quá đắt.
Bản thân Tổng thống Donlad Trump mới đây cũng phải thừa nhận rằng, đã đến lúc Mỹ rút khỏi cuộc chiến không có hồi kết này và đưa binh sỹ về nước.
"Nhiều năm trước, Mỹ dự định ở lại Syria trong 30 ngày. Tuy nhiên, chúng tôi đã lún sâu vào cuộc chiến vô tận mà không có mục tiêu rõ ràng", ông Trump viết trên Twitter.
Người Kurd đang rơi vào thế bế tắc trước chiến dịch Mùa xuân Hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ lên tiếng oán trách quyết định rút quân của Tổng thống Donald Trump. Mọi việc sẽ không trở nên tồi tệ như vậy nếu như ngay từ đầu người Kurd nhận ra đúng bản chất cuộc viễn chinh của Mỹ ở Syria.
Trở lại câu chuyện Mỹ điều hơn 3000 binh sĩ đến Arabia Saudi nhằm bảo vệ đất nước này khỏi mối đe dọa từ bên ngoài (cụ thể là Iran), Washington đã đạt được quá nhiều lợi ích sau vụ tấn công bằng UAV nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi.
Sự hiện diện của lính Mỹ ở Saudi giúp Washington có một chỗ đứng vững chắc ở đất nước này. Không những thế, Saudi còn sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để Mỹ duy trì hoạt động tại đây, đó là chưa kể những bản hợp đồng vũ khí trị giá nhiều tỷ USD trong tương lai.
Lực lượng Houthi đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công vào cá cơ sở dầu mỏ của Saudi, trong khi Mỹ quả quyết rằng Iran đã đứng sau hậu thuẫn cho Houthi thực hiện vụ tấn công.
Có giả thiết cho rằng, chính Mỹ đứng đằng sau vụ tấn công bằng UAV vào Arabia Saudi nhằm chia rẽ mối quan hệ của các nước Vùng Vịnh, thổi phồng "ngáo ộp" Iran nhằm thu về nguồn lợi khổng lồ.
Giả thiết trên không phải không có cơ sở khi mà những chiếc UAV thô sơ lạc hậu lại có thể qua mặt hệ thống phòng không trị giá tỷ đô để đánh thẳng vào trái tim của Saudi.
Trung Kiên
Theo baodatviet
Thái tử Saudi Arabia lên tiếng trước loạt vấn đề nóng của khu vực Thái tử Mohammed ngày 29/9 đã có cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi trước báo chí liên quan đến một loạt chủ đề nóng, đang rất được dư luận quan tâm. Là một cường quốc tại Trung Đông, Saudi Arabia có 1 vai trò trong hầu hết các vấn đề của khu vực. Ngày 29/9, Thái tử Vương quốc này Mohammed bin...