Nhật Bản tiếp tục đàm phán với Nga về Ukraine
Hôm nay (23/3), trước khi khởi hành tới The Hague- nơi sẽ diễn ra một diễn đàn an ninh hạt nhân của các nhà lãnh đạo G7- Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chia sẻ với báo giới rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine, đồng thời sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong nhóm G7- nhóm các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu Thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản ghi nhận: ” Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với Nga đồng thời kéo dài hợp tác chặt chẽ với các quốc gia G7″.
Video đang HOT
Vào ngày 18/3, Nhật Bản đã đình chỉ các cuộc đàm phán với Nga về việc cấp visa và đã ngừng các cuộc kí kết hiệp định về hợp tác đầu tư, tương tác thăm dò không gian và phòng ngừa hoạt động quân sự nguy hiểm.
Washington đã đưa ra sáng kiến tổ chức một cuộc họp về vấn đề Ukraine bên lề diễn đàn an ninh hạt nhân tại Hague vào ngày 24, 25. Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời các đối tác của mình từ Anh, Đức, Ý, Canada, Pháp, Nhật Bản và Liên minh châu Âu tham gia cuộc họp này.
Cũng trong ngày hôm nay, chính quyền địa phương cho hay Bộ đội biên phòng Ukraine đã đóng cửa biên giới của Cộng hòa tự trị Crimea.
Văn phòng của Khu liên bang Crimea- một cơ quan được Tổng thống Vladimir Putin thành lập hôm thứ sáu vừa qua- cho biết kể cả những binh lính muốn rời khỏi Crimea cũng không được phép vượt qua biên giới. Theo Bộ Quốc phòng Nga, chỉ có 2000 trong tổng số 18000 binh lính Ukraine muốn rời khỏi Crimea.
Văn phòng của Khu liên bang Crimea cho rằng: “Mục đích của hành động khiêu khích này rõ ràng là nhằm buộc tội chính quyền Crimea không cho phép người ra ngoài biên giới và tạo ra căng thẳng tại khu vực này”.
Theo Khampha
Căn cứ không quân Ukraine bị bao vây
Hàng trăm người ủng hộ Nga đã bao vây căn cứ không quân của Ukraine ở Crimea và yêu cầu lực lượng binh lính ở đây phải đầu hàng.
Lính Ukraine di chuyển trong căn cứ không quân Belbek
Theo hãng tin Reuters, khoảng người 200 ủng hộ Nga đã tràn vào căn cứ không quân Belbek tại Crimea. Lực lượng này không mang theo vũ khí, nhưng họ đã đập phá một số công trình và yêu cầu lính Ukraine tại đây phải rời khỏi căn cứ trước khi phải hứng chịu hậu quả.
Đáp trả những hành động trên, binh sỹ Ukraine buộc phải sử dụng bom khói và bắn chỉ thiên. Chỉ huy căn cứ không quân Belbek - ông Vladyslav Seleznyov nói với BBC: "Chúng tôi đã bắn chỉ thiên để ngăn chặn hành động tấn công có thể diễn ra. Tất cả đã rút về phòng chỉ huy và chờ lệnh từ Kiev".
Cũng theo BBC, lực lượng quân sự của Nga với xe bọc thép và lính bắn tỉa đã bao vây kín phía bên ngoài căn cứ Belbek. Hành động này diễn ra sau khi tối hậu thư của Nga yêu cầu lực lượng không quân Ukraine tại Crimea đầu hàng hết hạn vào 7 giờ 30 phút sáng nay (theo giờ địa phương).
Trong ngày 22/3, Hạm đội Biển Đen của Nga cũng đã nắm quyền kiểm soát tàu ngầm của Ukraine mang tên Zaporozhye.
Theo Khampha
Những vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga Crimea là trường hợp hiếm hoi sáp nhập vào Nga trong những năm gần đây, nhưng không phải là duy nhất sau khi Liên Xô tan rã. Với đường biên giới dài 60.932 km và một lịch sử nhiều biến động, nước Nga ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về biên giới lãnh thổ. Dưới đây là những trường hợp...