Nhật Bản tiếp tục “cởi trói” sức mạnh quân sự
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản đã tự hạn chế sức mạnh quân sự của mình khi như việc quy định trong Hiến pháp rằng quốc gia này chỉ duy trì Lực lượng phòng vệ (SDF) chứ không có “quân đội thật sự. Tuy nhiên, với diễn biến quốc tế phức tạp như hiện nay kèm theo nhiều tranh chấp, Quốc hội Nhật Bản giờ đây đang cân nhắc những hướng dẫn mới sẽ cho phép mở rộng lực lượng, gia tăng sức mạnh quân sự hơn nữa trên các vùng biển quốc tế.
Động thái trên hoàn toàn nhận được sự ủng hộ từ Mỹ – quốc gia đang hy vọng Nhật Bản sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc giảm bớt sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Căng thẳng vẫn đang tiếp tục gia tăng giữa Tokyo và Bắc Kinh trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm gần với tuyến đường biển quan trọng ở Thái Bình Dương, tức là Mỹ cũng có lợi ích liên quan ở đây.
“Chúng tôi không can thiệp về vấn đề chủ quyền của quần đảo Senkaku”, Tổng thống Obama phát biểu trong chuyến thăm châu Á năm ngoái, “nhưng lịch sử đã chứng minh rằng nó được quản lý bởi người Nhật, vì vậy không nên để bất cứ ai đơn phương thay đổi điều đó”.
Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện quân sự xung quanh các vùng biển tranh chấp. Điều đó khiến cho Nhật Bản phải tính đến việc gia tăng sức mạnh quân sự phục vụ cho mục đích phòng vệ tập thể. Và kế hoạch đó tất nhiên nhận được sự ủng hộ lớn từ Mỹ.
Phó Đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội Mỹ hy vọng rằng những quyết sách mới sẽ mở đường cho phép thực hiện các cuộc diễn tập quân sự đa phương trên khắp khu vực.
Video đang HOT
“Họ có khả năng hoạt động trên các vùng biển và không phận quốc tế tại bất cứ đâu trên thế giới. Đó là điều quan trọng”, ông Thomas cho biết. “Quyết định trên được đưa ra nhằm mục đích tự vệ tập thể rõ ràng sẽ cho phép Thủy quân Nhật Bản được giao lưu, hợp tác với quân đội đến từ nhiều quốc gia khác chứ không chỉ có Mỹ. Nó sẽ giúp cho quân đội hoạt động linh hoạt hơn.
Nhật Bản đang tính đến việc bổ sung F-35 – máy bay tiêm kích tàng hình cho hệ thống phòng không đồng thời có cả máy bay do thám không người lái Global Hawk. Quân đội nước này cũng muốn thiết lập một đơn vị tấn công đổ bộ riêng của mình, tương tự như Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Biệt đội này sẽ được huấn luyện để phản ứng nhanh chóng trong truờng hợp quần đảo Senkaku bị xâm chiếm.
“Cuộc diễn tập gần đây của Trung Quốc gây chú ý lớn đối với chúng tôi”, Đô đốc Funada – Chỉ huy hạm đội Nhật Bản cho hay. “Chúng tôi không chắc mục đích chính xác của cuộc tập trận đó là gì, nhưng trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự, đó là dấu hiệu khiến chúng tôi cần phải cảnh giác và tiếp tục thu thập tin tức tình báo”.
Các cuộc diễn tập đó được thực hiện bởi lực lượng không quân Trung Quốc vào đầu tuần này, với máy bay ném bom H-6K bay qua kênh Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Buổi diễn tập đó được xem như một sự khiêu khích Đài Loan và quân đội Mỹ đang đồn trú trên đảo Guam.
Để đáp trả, Mỹ đã cho 2 phi cơ chiến đấu hạ cánh xuống một căn cứ quân sự tại Đài Loan mà Lầu Năm Góc gọi đó là “hạ cánh phòng ngừa”. Thông điệp chính trị này đã khiến quan chức Trung Quốc vô cùng tức giận.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trương nâng cao năng lực quân sự của Nhật Bản không chỉ nhằm đối phó với những căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ vốn là vấn đề nóng nhiều năm nay mà cò. Trong khi tranh chấp đảo là một điểm nóng, vụ chặt đầu 2 con tin người Nhật vào hồi tháng 1 vừa qua do IS thực hiện cũng đã thúc đẩy ông Abe phải tăng cường sức mạnh quân sự phòng thủ.
Theo Petrotimes
TT Indonesia: Trung Quốc không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp ở Biển Đông
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho hay các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông "không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế", tờ Yomiuri của Nhật Bản đưa tin.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Ảnh: SMH)
Các bình luận trên của ông Widodo được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải ngày 22/3, ngay trước thăm của ông tới Nhật Bản và Trung Quốc trong tuần này. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Widodo, người nhậm chức hồi tháng 10 năm ngoái, đưa ra quan điểm về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Indonesia, quốc gia lớn nhất trong khối Đông Nam Á, từ lâu đã trở thành bên trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
"Chúng ta cần hòa bình và sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều quan trọng là có sự ổn định về an ninh và chính trị để tăng cường phát triển kinh tế", tờ Yomiuri dẫn lời ông Widodo trong bài phỏng vấn phiên bản tiếng Anh được đăng tải hôm nay 23/3.
"Vì vậy chúng tôi ủng hộ Bộ quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông cũng như đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN", nhà lãnh đạo Indonesia nói thêm.
Tổng thống Widodo cũng xác nhận rằng ông và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng, có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác với quân đội Nhật Bản, các hoạt động cứu hộ và tìm kiếm, hỗ trợ nhân đạo và an ninh mạng, tờ Yomiuri đưa tin.
Nhật Bản đã tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, Nhật Bản cũng vướng vào tranh chấp lãnh thổ với trung Quốc ở Hoa Đông vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tổng thống Widodo cho hay ông hi vọng sẽ thảo luận hợp tác hàng hải với cảnh sát biển Nhật Bản "vì Nhật Bản có kinh nghiệm tốt trong việc quản lý vùng biển", tờ Yomiuri cho biết thêm.
Ông Widodo hôm nay sẽ bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản. Sau đó, ông sẽ tới thăm Trung Quốc.
Indonesia và Trung Quốc có mối quan hệ quân sự phát triển hơn và Jakarta đã mua các tên lửa cũng như các thiết bị quân sự khác do Trung Quốc chế tạo.
An Bình
Theo Dantri
Vũ khí Nhật Bản tấn công thị trường nào? Nhật Bản có nhiều lựa chọn cả ở châu Á, Australia và châu Âu với nhiều vũ khí, từ tàu ngầm tới máy bay. Tàu ngầm mở đường Tháng 07/2014, Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông qua "ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng", trong đó cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ...