Nhật Bản thúc đẩy chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng đến Indonesia
Thủ tướng Suga đến Indonesia hôm 20/10 và đặt ra nhiều thỏa thuận quan trọng, trong đó có cam kết chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sau chuyến thăm Việt Nam đã đến Indonesia hôm 20/10. Đông Nam Á được chọn là điểm đến cho chuyến đi đầu tiên của ông kể từ khi kế nhiệm ông Shinzo Abe, thể hiện tầm quan trọng của khu vực đối với Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và phu nhân Mariko, Tổng thống Indonesia và phu nhân Iriana tại Indonesia. (Ảnh: Dinh Tổng thống Indonesia)
Sau khi hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Suga cho biết các quốc gia Đông Nam Á là chìa khóa để Nhật Bản theo đuổi tầm nhìn “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, hay FOIP. Ông khẳng định “Nhật Bản cam kết đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng ở khu vực”.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Indonesia khởi xướng, vì nó có nhiều điểm tương đồng cơ bản với tầm nhìn của Nhật Bản về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, ông nói.
Ông Widodo hoan nghênh sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với các quốc gia Đông Nam Á và nói rằng “tinh thần bao trùm cũng cần được thúc đẩy trong bối cảnh hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, như đã được phản ánh trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Ông nói: “Tôi cũng nhấn mạnh hy vọng rằng Biển Đông có thể tiếp tục là một vùng biển hòa bình và ổn định”.
Video đang HOT
Nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng
Ông Suga cho biết hai nhà lãnh đạo nhất trí làm sâu sắc hơn và tăng cường quan hệ quốc phòng song phương.
Nhật Bản và Indonesia hướng tới tổ chức cuộc hội đàm cấp bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của hai nước, hay còn gọi là cơ chế đối thoại “2 2″ lần thứ hai. Nhật đã có các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng tương tự với Mỹ, Australia và một số quốc gia khác, trong khi Indonesia là thành viên duy nhất của ASEAN từng có mô hình này.
Nhật Bản – Indonesia cũng nhất trí làm việc để đạt được thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng. Nhật nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vào năm 2014, và kể từ đó, thúc đẩy xuất khẩu thiết bị quốc phòng với nỗ lực của cựu Thủ tướng Abe, nhằm nâng cao năng lực quân sự của đất nước và giúp phát triển ngành công nghiệp.
Hiện nước này có các thỏa thuận chuyển giao thiết bị quốc phòng với 11 quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Anh, Philippines và Malaysia, và đang đàm phán với Thái Lan.
Nhật Bản hỗ trợ Indonesia chống COVID-19
Nhật Bản cũng đồng ý gia hạn khoản vay 50 tỷ yên (470 triệu USD) để hỗ trợ Indonesia, trong các lĩnh vực như vật tư và thiết bị y tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ hỗ trợ để củng cố nền kinh tế Indonesia thông qua các dự án cơ sở hạ tầng như hệ thống đường sắt cao tốc và phát triển các hòn đảo ở xa.
Ông Suga nói: “Indonesia là một quốc gia hàng hải ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và là đối tác chiến lược của Nhật Bản. Và Nhật Bản thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác của chúng tôi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19″.
Cùng ngày 20/10, ông Suga đã tham dự lễ đón tại Phủ Tổng thống Indonesia, ngoại ô thủ đô Jakarta. Hôm 21/10, ông dự kiến gặp gỡ những người có liên quan đến các công ty Nhật Bản và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Anh hùng Kalibata trước khi trở về Tokyo.
Nhật giải thích lý do Thủ tướng Suga chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên
Sự thể hiện của Chủ tịch ASEAN và tầm nhìn tương đồng là lý do ông Suga chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên, theo phát ngôn viên của Thủ tướng Nhật.
"Việt Nam đang chủ động dẫn dắt thảo luận về hoà bình và an ninh khu vực trong ASEAN, với tư cách Chủ tịch Hiệp hội. Việt Nam đang khá thành công trong việc này bất chấp ảnh hưởng của Covid-19. Việt Nam cũng chia sẻ nhận thức chung với Nhật Bản về tự do hàng hải, tôn trọng luật lệ, tự do thương mại trong khu vực Ấn Độ Dương mở và tự do. Đó là những lý do Thủ tướng Suga chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du đầu tiên", ông Yoshida Tomoyuki, Trợ lý Ngoại trưởng Nhật, người phát ngôn của Thủ tướng Nhật, nói trong cuộc họp với một nhóm phóng viên tại Hà Nội chiều nay.
Thủ tướng Nhật và phu nhân đang thăm chính thức Việt Nam từ 18/10 đến 201/0. Sau đó, ông Suga sẽ đến thăm Indonesia đến 21/10.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Suga, hàng đầu tiên, trong cuộc gặp sáng 19/10 tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành.
Trong cuộc báo chung với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sáng nay, Thủ tướng Suga cho biết là một quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Nhật Bản sẽ tiếp tục góp phần cho hoà bình và thịnh vượng của khu vực. Ông chọn thăm Việt Nam vì đây là địa điểm thích hợp nhất gửi thông điệp này ra thế giới. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong hội đàm hai bên đã tái khẳng định tầm quan trọng đảm bản an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuân thủ luật lệ quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNLOS), không sử dụng vũ lực, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo ông Tomoyuki, bên cạnh vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam còn là uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam thể hiện vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Do đó, Thủ tướng Nhật Suga muốn nhấn mạnh Việt Nam là đối tác chính trong thúc đẩy khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở và tự do. Ông Suga cũng muốn gửi thông điệp đến người dân Việt Nam là hai nước có tiềm năng lớn trong hợp tác trong tương lai.
Người phát ngôn của Thủ tướng Suga cho biết Việt - Nhật đang đàm phán vềchuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòngvà được thủ tướng hai nước ủng hộ. Việt Nam và Nhật sẽ cần làm rõ về chi tiết thoả thuận trong tương lai, trong đó có loại thiết bị và công nghệ. Tokyo muốn bảo đảm nguyên tắc chuyển giao mặt hàng này là để đóng góp vào hoà bình và ổn định chung của khu vực. Các mặt hàng nếu được chuyển giao sẽ do Việt Nam lựa chọn.
Cũng trong họp báo sáng nay, Thủ tướng Suga cho biết việc hai nước đã cơ bản đạt được thoả thuận chuyển giao thiết bị và kỹ thuật quốc phòng "là một bước phát triển lớn" trong hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước. Ông tin chắc rằng hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước sẽ tiếp tục được thúc đẩy.
Trong khoảng 4 tỷ Yen Nhật hỗ trợ Việt Nam ứng phó với Covid-19, Tokyo cấp 1,8 tỷ Yen qua các tổ chức quốc tế như WHO, UNCIF, UNDP (gồm các thiết bị y tế) và 2,2 tỷ Yen sẽ được cấp cho các tổ chức của Việt Nam. Các hoạt động này đang được tiến hành.
Ông Tomoyuki cho biết Thủ tướng Suga không chọn lĩnh vực nào là ưu tiên số một trong hợp tác với Việt Nam, vì hợp tác hai bên bao trùm nhiều lĩnh vực gồm chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa.
"Tất cả các lĩnh vực này cùng thúc đẩy hợp tác của Việt Nam và Nhật Bản. Thủ tướng Suga muốn thúc đẩy quan hệ hai bên lên tầm cao hơn", ông Tomoyuki nói.
Indonesia từ chối tiếp nhận máy bay do thám Mỹ Indonesia trong năm nay đã khước từ đề xuất của Mỹ về việc cho phép các máy bay do thám biển P-8 Poseidon của Mỹ hạ cánh và tái nạp nhiên liệu, Reuters dẫn thông tin từ 4 quan chức cấp cao Indonesia nắm được vấn đề cho biết. Một chiếc P-9 Poseidon của Hải quân Mỹ. (Ảnh: Reuters) Giới chức Mỹ đã...