Nhật Bản thông qua quy định viện trợ ODA cho quân đội nước ngoài
Ngày 10.2, chính phủ Nhật Bản đã thông qua bản quy tắc mới về việc sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển ( ODA) để viện trợ cho quân đội nước ngoài, không nhằm các mục đích hoạt động quân sự, trong đó ưu tiên cho quân đội các nước ASEAN, theo AP, Bloomberg.
Lực lượng quân đội Nhật Bản tại một buổi lễ ở căn cứ không quân Hyakuri, tỉnh Ibaraki. Nhật Bản vừa ban hành quy tắc chỉnh sửa việc viện trợ ODA cho quân đội nước ngoài – Ảnh: AFP
Đây là lần đầu tiên sau 12 năm Nhật Bản chỉnh sửa quy định về viện trợ ODA, tuy nhiên nguồn vốn ODA này hạn chế cấp cho các mục đích hoạt động quân sự, chỉ phục vụ các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, trinh sát, tuần tra…
Quy định mới này nhấn mạnh việc ưu tiên hỗ trợ cho quân đội các nước Đông Nam Á để tăng cường sự cộng tác đối phó với sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo hãng tin Bloomberg, Đông Nam Á là khu vực được ưu tiên nhận viện trợ ODA cho mục đích quân sự không tác chiến. Các khí tài có thể được Nhật Bản viện trợ qua ODA gồm radar, máy bay trinh sát biển, các thiết bị do thám, thu thập tình báo.
Video đang HOT
Quy định mới cũng cho rằng Nhật nên chi tiêu tiền viện trợ hiệu quả hơn để phục vụ lợi ích quốc gia của Nhật trong bối cảnh ngân sách bị hạn chế và những nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế.
Nhật Bản cũng tăng cường viện trợ cho các nỗ lực chống khủng bố, như việc viện trợ 200 triệu USD cho 6 nước vùng Vịnh chống lại phiến quân IS hồi tháng 1.2015, và sau đó phiến quân IS đã chặt đầu 2 con tin Nhật để trả đũa.
Năm 2014, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã nới lỏng các quy định cấm về xuất khẩu vũ khí, chỉnh sửa Hiến pháp để cho phép quân đội Nhật Bản ra nước ngoài, tham chiến cùng quân đội đồng minh.
Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tại Đà Nẵng tổ chức lễ tiếp nhận tàu tuần tra mang tên CSB 6001 (tên cũ là Syokaku, là 1 tàu kiểm ngư của Nhật) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ, sáng 5.2.2015 tại Đà Nẵng – Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
Vốn viện trợ ODA của Nhật Bản vào năm 1997 đạt 10 tỉ USD, tuy nhiên con số này đang giảm và năm 2014 chỉ còn 4,7 tỉ USD.
Theo quy tắc viện trợ ODA mới chỉnh sửa, môi trường an ninh khu vực và toàn cầu đang biến đổi trầm trọng, không quốc gia nào có thể tự bảo vệ hòa bình và ổn định của mình bằng cách riêng của mình. “Hỗ trợ phát triển là một trong những công cụ hiệu quả nhất (trong ngoại giao) và có ý nghĩa như là một sự đầu tư cho tương lai”, theo quy tắc này.
Năm 2014, Nhật Bản đã ký kết các thỏa thuận viện trợ cho Việt Nam và Philippines các tàu tuần tra để bảo vệ các vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.
Ngày 5.2.2015 qua, Cảnh sát biển Việt Nam đã nhận tàu tuần tra đầu tiên trong loạt 3 chiếc đã qua sử dụng do chính phủ Nhật Bản viện trợ.
Theo Tin Nóng
Nội hàm mới cho khái niệm cũ
ODA là viết tắt của Viện trợ phát triển chính thức. Chính sách ODA truyền thống lâu nay của Nhật Bản là giúp các nước đang phát triển trên một số lĩnh vực như xóa đói nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng, viện trợ nhân đạo... nhưng không được sử dụng vào mục đích quân sự và dành cho quân đội.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Reuters
Hiện tại, chính phủ Nhật Bản đang tiến gần đến một thay đổi lớn theo hướng đối tượng nhận ODA còn có thể là quân đội nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này cho những dự án mang tính dân sự như xây dựng hay cứu trợ thiên tai, không dùng để tham chiến, gây xung đột, sát thương hay tàn phá.
Dù với hạn chế như thế, chính sách ODA mới của Nhật vẫn có bước ngoặt rất cơ bản với tác động mạnh mẽ hiện tại cũng như lâu dài về nhiều phương diện.
Mục tiêu không còn đơn thuần là giúp các nước đang phát triển nữa mà còn phục vụ cho chính lợi ích quốc gia của Nhật Bản. Khái niệm ODA vì thế chẳng khác gì đã được định nghĩa lại và bổ sung thêm nội hàm mới. ODA của Nhật vẫn không mang tính quân sự nhưng lại có thể liên quan đến quân đội và hợp tác phát triển với nguồn vốn ODA có thể phục vụ cho cả hợp tác quân sự - an ninh giữa nước này với các đối tác.
Điều chỉnh theo hướng này rất tương thích với định hướng chiến lược được Thủ tướng Shinzo Abe thực hiện kiên định và mạnh mẽ lâu nay là sửa đổi hiến pháp để mở rộng phạm vi hoạt động về quân sự, an ninh và gây dựng vai trò lớn hơn trên thế giới cho Nhật Bản.
La Phù
Theo Thanhnien
Độ bền đáng kinh ngạc của vũ khí Đức Khi nói đến mức độ "Nồi đồng cối đá" thì hầu như tất cả mọi người sẽ nghĩ ngay tới vũ khí Nga, tuy nhiên vũ khí của Đức cũng có độ bền không hề thua kém. 1. Xe tăng Panther Xe tăng SdKfz 171 Panzerkampfwagen V Panther Ausf G (PzKpfW V) Panzerkampfwagen V Panther cùng với Tiger là 2 loại xe tăng...