Nhật Bản thông qua lệnh cấm sản xuất, buôn bán đèn huỳnh quang
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nội các Nhật Bản mới đây đã phê duyệt quyết định cấm sản xuất, cũng như nhập khẩu và xuất khẩu tất cả các loại đèn huỳnh quang dùng để chiếu sáng thông thường vào cuối năm 2027.
Động thái này diễn ra sau khi các thành viên của một công ước quốc tế chống ô nhiễm thủy ngân hồi năm ngoái nhất trí về việc cấm sản xuất và buôn bán tất cả các loại đèn huỳnh quang, với lý do các sản phẩm này tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe.
Giới chức Chính phủ Nhật Bản cho biết lệnh cấm sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn từ tháng 1/2026, tùy theo loại đèn huỳnh quang và bao gồm cả pin cúc áo có chứa thủy ngân.
Tiếp xúc với hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn, đến sức khỏe. Tại Nhật Bản, các nhà sản xuất lớn như Panasonic Corp. cũng đã thông báo sẽ ngừng sản xuất đèn huỳnh quang vào cuối tháng 9/2027.
Video đang HOT
Vào những năm 1950, nhiều cư dân của thành phố ven biển Minamata thuộc tỉnh Kumamoto ở phía Tây Nam Nhật Bản đã mắc phải chứng rối loạn thần kinh do ngộ độc thủy ngân sau khi ăn cá bị ô nhiễm do chất thải từ một nhà máy hóa chất gần đó.
Trung Quốc phát đi tín hiệu nối lại việc nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản
Vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh xác nhận nước này sẽ từng bước nối lại hoạt động nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản, sau khi đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu hơn 1 năm qua.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh . Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trước đó vào ngày 20/12, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết rằng Trung Quốc đã đồng ý xem xét việc nối lại hoạt động nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản, tùy thuộc vào quá trình giám sát việc xả thải nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima xuống biển. Ngoài Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), hoạt động giám sát trên được phải có sự tham gia của các quốc gia thứ ba, trong đó có Trung Quốc.
Hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản đã tìm được tiếng nói chung sau khi Thủ tướng Nhật Bản Kishida và Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi nhất trí tăng cường giám sát việc xả nước. Việc này được đán.h giá đã thúc đẩy Bắc Kinh bắt đầu xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản. Lệnh cấm của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2023, khi Nhật Bản bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua xử lý xuống biển.
Theo phía Nhật Bản, nguồn nước thải phóng xạ đã được xử lý thông qua hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để loại bỏ hầu hết các chất gây ô nhiễm, ngoại trừ chất tritium tương đối không độc hại, trước khi thải ra Thái Bình Dương.
Về phía Trung Quốc, trong một phát biểu tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh cho rằng rằng thỏa thuận này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh hạn chế. Trung Quốc sẽ dần nối lại hoạt động nhập khẩu hải sản sau khi tham gia các hoạt động giám sát.
Bà Mao cũng cho biết Trung Quốc vẫn kiên quyết phản đối hành động đơn phương xả nước thải ra biển của Nhật Bản.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida tái khẳng định lập trường kiên định của nước này trong việc hối thúc Trung Quốc ngay lập tức bãi bỏ lệnh cấm đối với các sản phẩm thủy sản của nước này.
Thỏa thuận trên của hai nước này được đưa ra vào thời điểm Trung Quốc đang tìm cách lấy mẫu nước độc lập và xây dựng một cơ cấu giám sát quốc tế dài hạn. Nhật Bản kỳ vọng kế hoạch giám sát mới theo khuôn khổ của IAEA sẽ đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của Trung Quốc, trong khi vẫn đảm bảo tính công bằng và khách quan trong việc giám sát xả nước.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Kishida, Tổng giám đốc IAEA Grossi cho biết cơ quan này sẽ hợp tác với Nhật Bản để sớm triển khai các biện pháp giám sát bổ sung theo các khuôn khổ của mình.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết thêm, thông qua hoạt động giám sát mở rộng, các quốc gia bên thứ ba là thành viên của IAEA sẽ có nhiều điều kiện hơn trong việc lấy mẫu và phân tích nước đã xử lý cũng như các thành phần xung quanh nhà máy điện hạt nhân.
Vào tháng 11, Thủ tướng Nhật Bản Kishida và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận rằng hai nước sẽ xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng và ổn định và tìm ra giải pháp cho các vấn đề thông qua đối thoại.
Trong bối cảnh ngành thủy sản ở tỉnh Fukushima (Nhật Bản) đang gặp khó khăn do lệnh cấm của Trung Quốc, Nhật Bản đã khởi xướng hoạt động đối thoại giữa các chuyên gia hai nước nhằm giải quyết vấn đề này.
Khoảng 10 chuyên gia của IAEA từ khoảng 10 quốc gia khác nhau đã tiến hành đán.h giá an toàn về việc xả nước. Cơ quan này cam kết hỗ trợ cho đến khi Nhật Bản hoàn thành việc xả nước xuống biển, dự kiến kéo dài khoảng 30 năm.
Trước khi xả thải, IAEA đã công bố một báo cáo, kết luận rằng việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu và việc xả thải này có tác động phóng xạ không đáng kể đến con người và môi trường.
Theo Chính phủ Nhật Bản và IAEA, kể từ khi bắt đầu xả thải, hai bên chưa ghi nhận sự bất thường nào trong thành phần nước biển xung quanh nhà máy, bao gồm cả nồng độ tritium. Trước đó, nhà máy điện hạt nhân đã bị bị hư hại do trận động đất và sóng thần năm 2011.
Nhật Bản thận trọng về chính sách kinh tế của chính quyền mới tại Mỹ Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ quan điểm rằng nền kinh tế của nước này đang phục hồi ở mức vừa phải, đồng thời cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Tokyo, Nhật...