Nhật Bản thông qua 2 dự luật phạt tổ chức, cá nhân vi phạm chống dịch COVID-19
Ngày 22/1, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua 2 dự luật quy định các hình phạt đối với các tổ chức và cá nhân không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các dự luật này được thông qua trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp ở Nhật Bản. Ngày 21/1, nước này tiếp tục ghi nhận thêm 5.668 ca nhiễm mới và 94 người tử vong vì COVID-19, trong khi số bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch vẫn ở mức 1.044 người.
Dự luật sửa đổi Luật về các biện pháp đặc biệt chống dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác sẽ cho phép chính quyền các địa phương thực hiện “các biện pháp quyết liệt” trong tình huống chưa cần ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh. Cụ thể, thống đốc các tỉnh, thành sẽ được phép yêu cầu các cơ sở kinh doanh rút ngắn thời gian hoạt động và sau đó có thể ra lệnh nếu yêu cầu bị từ chối mà không có lý do chính đáng. Chủ cơ sở kinh doanh không tuân thủ sẽ bị phạt 300.000 yen (khoảng 2.900 USD) trong tình huống chưa ban bố tình trạng khẩn cấp và tới 500.000 yen khi tình trạng khẩn cấp đã được ban bố. Nếu chủ cơ sở kinh doanh không cho phép chính quyền thanh tra tại hiện trường, họ có thể bị phạt 200.000 yen.
Trong khi đó, dự luật sửa đổi Luật về phòng chống các bệnh truyền nhiễm quy định phạt tiền tới 1 triệu yen hoặc phạt tù lên đến 1 năm đối với những bệnh nhân COVID-19 từ chối nhập viện. Bên cạnh đó, dự luật này cũng trao thêm quyền cho nhà nước và thống đốc các tỉnh, thành yêu cầu các cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, cũng như cho phép họ công khai thông tin về các cơ sở y tế không tuân thủ yêu cầu đó.
Theo quy định hiện hành ở Nhật Bản, khi Thủ tướng ban bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ có thể yêu cầu người dân hạn chế đi ra đường và yêu cầu các nhà hàng, quán bar rút ngắn thời gian hoạt động. Tuy nhiên, các yêu cầu đó không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý và không có hình phạt nào đối với các tổ chức cũng như cá nhân không tuân thủ các yêu cầu đó. Liên minh cầm quyền Nhật Bản dự kiến sẽ thảo luận với các đảng đối lập về 2 dự luật trên vào tuần tới với hy vọng Quốc hội sẽ thông qua trong tháng 2.
* Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm mới theo ngày đã giảm xuống dưới mức 400 ca/ngày nhờ việc áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, nhưng giới chức y tế nước này vẫn duy trì cảnh giác vì họ muốn giảm hơn nữa tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Video đang HOT
Hành khách đăng ký xét nghiệm COVID-19 tại một trạm xét nghiệm ở sân bay quốc tế Incheon, phía tây thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), ngày 22/1, nước này ghi nhận 346 ca nhiễm mới (trong đó 314 ca lây nhiễm cộng đồng), giảm nhẹ so với 401 ca thông báo vào ngày trước đó. Hiện tổng số ca bệnh trên cả nước Hàn Quốc tăng lên 74.262 ca. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 12 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 1.328 ca.
Dù số ca nhiễm mới theo ngày đang có xu hướng giảm nhưng giới chức y tế Hàn Quốc vẫn kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội đã được tăng cường nhằm ngăn chặn nguy cơ các ca bệnh gia tăng trở lại.
* Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia ngày 22/1 cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận 103 ca nhiễm mới, trong đó 94 ca lây nhiễm cộng đồng, trong ngày 21/1. Trong số các ca lây nhiễm trong nước, 47 ca ở tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm – 19 ca, Hà Bắc – 18 ca, Thượng Hải – 6 ca, Bắc Kinh – 3 ca và Sơn Tây – 1 ca.
Tính đến hết ngày 21/1, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 88.804 ca nhiễm, trong đó 4.635 ca tử vong do COVID-19. Hiện còn 1.674 ca đang được điều trị, trong đó 80 ca trong tình trạng nguy kịch, và 82.495 người đã được xuất viện.
Căng thẳng Mỹ-Trung: Nhật Bản, Hàn Quốc toan tính thế nào?
Theo các nhà phân tích, Hàn Quốc sẽ không muốn đối đầu với Trung Quốc khi nghiêng về phía Mỹ, trong khi Nhật Bản có thể tận dụng áp lực từ cuộc đối đầu này.
Vốn là những đối tác thân thiết của Mỹ tại Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản được Washington kỳ vọng sẽ là lực lượng đứng bên cạnh trong cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc. Trên thực tế, cả hai nước đều có những tính toán hết sức cẩn trọng.
Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản.
Theo phân tích của các chuyên gia, ít có khả năng Seoul sẽ đi theo chủ trương cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc để đối đầu trực diện với Bắc Kinh.
Tờ SCMP nhận định: "Bị kẹt giữa cuộc đối đầu Mỹ và Triều Tiên đã là một vấn đề kéo dài hàng thập niên đối với Hàn Quốc. Giờ đây, họ lại tiếp tục phải ứng phó với cạnh tranh Mỹ - Trung."
Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, việc Seoul xuôi theo áp lực của Washington trong cuộc đối đầu với Trung Quốc là khó xảy ra.
Từ trước đến nay, quốc gia này luôn phải đứng giữa trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Nga. Trong khi đó, Seoul dường như coi Mỹ là đồng minh hoàn hảo vì khoảng cách ở xa và ít khả năng lấn át Hàn Quốc về vật chất. Dù vậy, nghiêng về Mỹ không có nghĩa là Hàn Quốc muốn ở thế đối đầu với Trung Quốc.
Tháng 4/2020, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang nói bảo Hàn Quốc chọn giữa Mỹ và Trung Quốc giống như hỏi một đứa trẻ xem thích bố hay mẹ hơn. "Chúng tôi không thể bỏ kinh tế vì an ninh, không thể bỏ an ninh vì kinh tế."
Viễn cảnh duy nhất Seoul có thể cho phép Mỹ "khiêu chiến" với Trung Quốc là nếu Mỹ làm điều đó để bảo vệ Hàn Quốc. Ông Moon Hee-sang giải thích rằng người Hàn Quốc sẽ không muốn vướng vào cuộc cạnh tranh "trừ khi sự sống còn của chúng tôi gặp nguy hiểm".
Trong khi đó, Nhật Bản có thể muốn tận dụng cơ hội trong cuộc cạnh tranh này. Gần như cùng thời điểm khi Mỹ lên án các hành vi "bắt nạt" láng giềng của Trung Quốc, đồng thời bác các yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này ở Biển Đông, Nhật Bản cũng ra Sách trắng quốc phòng trong đó phê phán các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.
Trung Quốc "đang tiếp tục cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông", Nhật Bản cho biết trong Sách trắng Quốc phòng. Sách trắng mô tả sự xâm nhập "không ngừng" ở vùng biển xung quanh nhóm đảo nhỏ mà hai quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư.
Có vẻ như mục tiêu của chính quyền Trump vừa là cố định chính sách với Trung Quốc, vừa gây ảnh hưởng đến hành vi của Bắc Kinh. Nếu vậy, điều đó có thể tạo ra không gian cho các động thái ngoại giao của Nhật Bản, mặc dù Tokyo sẽ cần cẩn trọng và khéo léo, tờ Japan Times nhận định.
Nhật Bản không thể kỳ vọng vào một cách tiếp cận "người đóng vai ác, người đóng vai thiện" để hưởng mọi lợi ích từ các diễn biến trong khi Mỹ phải đương đầu với hậu quả. Thay vào đó, họ có thể hành động để tối đa hóa áp lực và mang lại sự tích cực từ việc Bắc Kinh thay đổi hành vi, theo các nhà phân tích.
Trinh sát cơ Mỹ bay cách Thượng Hải 100 km Máy bay tuần thám P-8A Mỹ được phát hiện hoạt động cách thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, chưa đầy 100 km. "Máy bay P-8A mã hiệu AE68A2 liên tục tuần tra dọc bờ biển phía đông Trung Quốc, cách đường cơ sở ngoài khơi Thượng Hải khoảng 41 hải lý (76 km). Đây có thể là lần hiện diện gần Trung Quốc...