Nhật Bản: “Thiên thạch” bốc cháy trên trời sau động đất
Sự việc được ghi lại sau một trận động đất mạnh 7,3 độ, khiến cảnh báo sóng thần được đưa ra ở Nhật Bản.
Một thiếu niên Nhật Bản đã ghi lại cảnh một “ thiên thạch” xuất hiện trên bầu trời Nhật Bản ngay sau một trận động đất 7,3 độ.
Asuka, 16 tuổi, quay lại cảnh tưởng kì lạ này. Trong đoạn chú thích trên Twitter, cô gái viết: “Đây là đoạn phim tôi quay vào lúc tôi sẵn sàng để chết.
Tôi nghĩ đó là một thiên thạch vì vừa có động đất xảy ra. Nhưng có lẽ đó không phải là một thiên thạch”.
Ảnh chụp video cho thấy một “thiên thạch” xuất hiện trên bầu trời Nhật Bản
Video đang HOT
Một cảnh báo sóng thần đã được đưa ra sau vụ động đất lúc 6 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 22.11 ngoài khơi bờ biển bờ biển Fukushima.
Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất đã tấn công Namie, huyện Futaba, Fukushima. Tâm chấn nằm ở độ sâu 10km dưới đất.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã ban hành cảnh báo sóng thần tại nhiều bờ biển Bắc Thái Bình Dương của nước này.
Nội dung cảnh báo như sau: “Dự báo sẽ có những thiệt hại do sóng thần. Di tản ngay lập tức khỏi các vùng ven biển, ven sông đến nơi an toàn như vùng đất cao hoặc tòa nhà sơ tán”.
Năm 2011, thảm họa động đất-sóng thần kép đã khiến gần 20.000 người thiệt mạng ở Nhật Bản. Cách đây ít ngày ở New Zealand cũng xảy ra trận động đất mạnh 6,9 độ khiến 2 người thiệt mạng.
Theo Trà My – Mirror (Dân Việt)
Tìm thấy thiên thạch rơi xuống Trái Đất ngày Halloween
Thiên thạch có hình viên gạch và nặng khoảng 1,15 kg, rơi xuống Trái Đất vào khoảng 8h tối ngày 31.10
Ảnh một thiên thạch rơi xuống Trái Đất năm 2015 được chụp bởi đại học Curtin
Một thiên thạch vừa rơi xuống Trái Đất đã được tìm thấy trong một trang trại ở gần Perth, nước Úc.
Các nhà khoa học của Cộng đồng Quả cầu lửa Sa mạc (DFN) của Đại học Curtin nước Úc đã theo dõi thiên thạch nặng 1,15kg hình viên gạch, rơi xuống Trái Đất vào khoảng 8h tối ngày 31.10.
Nó được tìm thấy một tuần sau khi "hạ cánh". Người dân phát hiện ra thiên thạch và thông báo trên ứng dụng khoa dọc dân dụng "Fireballs in the Sky" (Quả cầu lửa trên Bầu trời), ứng dụng của DFN.
Nhà sáng lập DFN, Giáo sư Phil Bland cho biết họ có 4 máy quay theo dõi "quả cầu lửa" ở Perenjori, Northam, Badgingarra và Hyden để xem nó rơi xuống nơi nào của Trái Đất.
"Đội ngũ của chúng tôi đã theo dõi đường đi của thiên thạch và tính toán nó rơi trong bán kính 200 m so với vị trí rơi thực tế", Bland nói.
Martin Towner, giáo sự tại Khoa Địa chất Ứng dụng của Đại học Curtin mô tả viên đá được tìm thấy là một mẫu vật nguyên sơ, tươi mới, và chưa hề chịu tác động của thời tiết. Towner cho biết tại nơi tìm thấy thiên thạch, mặt đất dường như không chịu tác động nào có thể nhìn thấy.
Thiên thạch đã giảm tốc độ khi rơi xuống Trái Đất. Nó rơi xuống với tốc độ giống như một viên đá được ném từ trên một tòa nhà cao tầng xuống.
Theo luật pháp của chính phủ liên bang Úc, thiên thạch thuộc sở hữu nhà nước và các ủy viên quản trị của Bảo tàng Tây Úc sẽ là những người gìn giữ chúng.
Theo Trà My - The Guardian (Dân Việt)
NASA theo dõi thiên thạch "khủng" có thể phá hủy Trái Đất Một thiên thạch khổng lồ to bằng một ngọn núi có thể phá hủy hoàn toàn Trái Đất một ngày nào đó, theo các nhà thiên văn học. Thiên thạch 2000 ET70 với đường kính 3,2 km có thể đâm thẳng vào Trái Đất? Các chuyên gia đang sử dụng những kính thiên văn mạnh nhất để khám phá thiên thạch 2000 ET70...