Nhật Bản: Thí điểm sử dụng chứng nhận tiêm vaccine tại các quán ăn
Ngày 18/10, Chính phủ Nhật Bản cho hay tuần này sẽ bắt đầu thí điểm sử dụng chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 và xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 đối với người đến các nhà hàng, quán ăn.
Động thái này nhằm chuẩn bị ứng phó với nguy cơ bùng phát làn sóng dịch mới vào mùa Đông này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản ngày 8/5/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quy định mới cho phép những người xuất trình các chứng nhận trên được dùng bữa theo nhóm đông người hơn tại nhà hàng, đồng thời các nhà hàng được phép đóng cửa muộn hơn. Việc thực hiện thí điểm này nằm trong nỗ lực của chính phủ Nhật Bản vừa kiểm soát dịch vừa duy trì hoạt động kinh tế, trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ tại thủ đô Tokyo và 18 tỉnh ở nước này kể từ ngày 1/10. Quy định thí điểm sẽ bắt đầu được áp dụng tại tỉnh Kyoto, tiếp đó là hai tỉnh Hokkaido và Fukuoka. Theo đó, một nhà hàng tại Kyoto, một quán rượu mang phong cách izakaya ở Hokkaido và một nhà hàng kiêm khách sạn tại tỉnh Fukuoka là những địa điểm bắt đầu triển khai quy định trên.
Video đang HOT
Trong gần 2 tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 tại Nhật Bản đã có chiều hướng giảm sau khi liên tục ghi nhận những kỷ lục về số ca lây nhiễm vào mùa Hè qua. Ngày 17/10, nước này ghi nhận 429 ca mắc mới và 13 ca tử vong vì COVID-19, trong khi số bệnh nhân nặng giảm còn 317 người. Đây là ngày thứ 11 liên tiếp số ca mắc mới ở Nhật Bản dưới ngưỡng 1.000 ca/ngày. Tuy nhiên, chính quyền Nhật Bản đang lên kế hoạch ứng phó với làn sóng dịch mới khi giới chuyên gia y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát đợt dịch mới vào mùa Đông này.
Nhật Bản nới lỏng quy định cách ly đối với khách nhập cảnh đã tiêm vaccine
Chính phủ Nhật Bản ngày 27/9 cho biết kể từ ngày 1/10 tới, nước này sẽ nới lỏng các quy định về cách ly đối với những khách nhập cảnh đã tiêm ngừa COVID-19.
Hành khách tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang lên kế hoạch khởi động lại du lịch quốc tế. Phát biểu trong cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết các trường hợp đã được tiêm phòng COVID-19 khi nhập cảnh Nhật Bản chỉ cần cách ly tại nhà trong 10 ngày - giảm 4 ngày so với quy định trước đó. Sau khi hết thời hạn cách ly, những người đã được tiêm phòng đầy đủ có thể tự do đi lại trong lãnh thổ Nhật Bản nếu họ có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, quy định nới lỏng này chỉ được áp dụng đối với các trường hợp đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca.
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đang phẩn bổ ngân sách 36,2 tỷ won (tương đương 30,8 triệu USD) để mua thuốc điều trị COVID-19 dạng uống, đồng thời tiếp tục thảo luận với một số hãng dược trên thế giới để ký hợp đồng đặt mua trước loại thuốc này.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, các hãng dược của nước này cũng đang phát triển 11 loại thuốc trị COVID-19 dạng uống, song vẫn sẽ mất nhiều thời gian trước khi thuốc có thể chính thức được tung ra thị trường. Chi phí điều trị nếu dùng thuốc dạng uống được ước tính lên tới hơn 900.000 won (hơn 765 USD). Chính phủ dự định chi trả toàn bộ chi phí này cho người bệnh.
Việc phát triển thành công thuốc điều trị COVID-19 dạng uống đang được kỳ vọng là điều kiện cần thiết để đưa cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân trở lại bình thường, giảm lo lắng về dịch bệnh, giúp người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà.
Hiện 3 hãng dược đi đầu trong phát triển thuốc điều trị COVID-19 dạng uống là MSD và Pfizer (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ), đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy thuốc điều trị COVID-19 giúp ngăn tình trạng bệnh tiến triển nặng và rút ngắn thời gian điều trị, song vẫn chưa có báo cáo nào về tính an toàn.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, vào cuối tuần này, Chính phủ Australia sẽ nhận được khuyến nghị của Cơ quan quản lý sản phẩm điều trị (TGA) về việc có nên công nhận vaccine phòng COVID-19 sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ hay không.
Hiện TGA mới chỉ công nhận các vaccine được sản xuất tại châu Âu, Mỹ và Australia, bao gồm Pfizer, Johnson & Johnson, Moderna và AstraZeneca. Giám đốc TGA - Giáo sư John Skerritt cho biết cơ quan này đang nỗ lực đánh giá các loại vaccine được sản xuất ở nước ngoài, nhưng thông tin về vaccine của Ấn Độ và Trung Quốc còn khá ít so với các loại vaccine mà châu Âu, Bắc Mỹ và Australia đã chấp thuận. TGA đang liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền của hai nước này để có thêm thông tin cần thiết.
Chính quyền bang New South Wales của Australia mới đây đã thông báo sẽ đón nhận 500 sinh viên quốc tế trên hai chuyến bay thuê bao vào tháng 12 tới. Để đủ điều kiện tham gia chương trình, các sinh viên này phải được tiêm chủng đầy đủ loại vaccine được TGA chấp thuận.
Nhật Bản tiêm mũi vaccine tăng cường cho người trên 65 tuổi vào đầu năm tới Ngày 21/9, Bộ trưởng phụ trách chương trình tiêm chủng của Nhật Bản, ông Taro Kono, cho biết nước này sẽ bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi thứ ba cho người cao tuổi vào đầu năm tới. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Tuần trước, Bộ Y tế,...