Nhật Bản thắt chặt nhập cảnh nhằm ngăn chặn biến thể VUI-202012/01
Ngày 28/12, Nhật Bản đã tạm ngừng cho công dân nước ngoài không sinh sống tại Nhật Bản nhập cảnh nước này, thực hiện tới cuối tháng 1/2021, nhằm ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Quầy check-in tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản dừng phục vụ hành khách do dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: AFP/TTXVN
Biến thể có tên gọi VUI-202012/01 này được phát hiện đầu tiên tại Anh và hiện đã được ghi nhận ở các khu vực khác trên thế giới.
Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ yêu cầu công dân nước này cũng như cư dân nước ngoài tới từ các nước và vùng lãnh thổ đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể mới của virus phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành và tiến hành xét nghiệm ngay khi tới Nhật Bản kể từ ngày 30/12 tới cuối tháng 1/2021. Doanh nhân và sinh viên tới từ 11 quốc gia mà Nhật Bản có cơ chế đặc biệt nới lỏng hạn chế đi lại như Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ không phải làm xét nghiệm theo quy định hạn chế mới.
Từ ngày 24/12, Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với các công dân nước ngoài từng tới Anh và Nam Phi, nơi phát hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Tới nay, tại Nhật Bản, một vài người đã được xác nhận nhiễm biến thể mới của virus từ Anh, trong đó có một phi công trở về từ London hôm 16/12 và một phụ nữ trong gia đình phi công này, người chưa từng tới Anh.
Trong bối cảnh số ca nhiễm ở Nhật Bản vẫn đang tăng cao, tình hình dịch bệnh ở nước này trở nên phức tạp hơn sau khi phát hiện biến thể VUI-202012/01. Giới khoa học cho rằng biến thể mới có tỷ lệ lây lan cao hơn tới 70% so với chủng virus gốc song không có bằng chứng nào cho thấy nó làm gia tăng tỷ lệ tử vong hay làm giảm hiệu quả của vaccine phòng bệnh.
* Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước của Saudi Arabia (SPA) đưa tin Bộ Nội vụ nước này ngày 28/12 đã gia hạn thêm một tuần lệnh cấm nhập cảnh Saudi Arabia qua đường hàng không, đường bộ và đường biển do lo ngại biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Bộ Nội vụ Saudi Arabia cho biết đang đánh giá tình hình hiện nay, đồng thời cho phép các công dân nước ngoài rời khỏi vương quốc, cũng như một số trường hợp đặc biệt được phép nhập cảnh.
Diễn tập chung Ấn - Nhật phát thông điệp tới Trung Quốc
Ấn Độ và Nhật Bản diễn tập hải quân chung giữa lúc hai nước đều căng thẳng với Trung Quốc, dường như thể hiện sự đồng lòng trước đối thủ.
Các tàu chiến Ấn Độ và Nhật Bản hôm 27/6 tiến hành diễn tập tại Ấn Độ Dương, hoạt động được Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF) mô tả là nhằm "thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau". Toshihide Ando, phát ngôn viên đại sứ quán Nhật tại New Delhi, cho biết nội dung diễn tập bao gồm huấn luyện chiến thuật và liên lạc, "không có kịch bản cụ thể".
Trong khi đó, Phó đô đốc Pradeep Chauhan, tổng giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, cho biết lực lượng hải quân hai nước "không ở đó vì mục đích chiến đấu, mà để phát tín hiệu". "Chúng tôi cần xích lại gần những người bạn. Người Trung Quốc biết rằng chúng tôi chỉ cần một nấc thang giữa Nhật và Mỹ", ông cho hay.
Ấn Độ và Nhật Bản thường xuyên diễn tập chung và đây là lần diễn tập hải quân chung thứ 15 trong vòng ba năm qua. Tuy nhiên, hoạt động gần đây nhất được tổ chức trong bối cảnh hai nước đều đang căng thẳng với Trung Quốc.
Tàu huấn luyện Nhật (trước) và tàu chiến Ấn Độ diễn tập hôm 27/6. Ảnh: Twitter/ JMSDF.
Hôm 15/6, binh sĩ Ấn - Trung ẩu đả tại thung lũng Galwan, thuộc khu vực Ladakh trên dãy Himalaya, dọc vùng biên giới tranh chấp giữa hai nước, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng. Trong khi đó, Tokyo và Bắc Kinh căng thẳng vì sự hiện diện của tàu hải cảnh cùng các tàu cá Trung Quốc quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, điểm nóng tranh chấp giữa hai bên.
Hội đồng thành phố Ishigaki ở tỉnh Okinawa của Nhật hôm 22/6 thông qua dự luật thay đổi tên khu vực quản lý hành chính của nhóm đảo này Tonoshiro Senkaku. Trung Quốc gọi đây là "hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ" của họ.
Cuộc diễn tập chung giữa Ấn Độ và Nhật Bản là dấu hiệu mới nhất cho thấy cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trung Quốc những tháng qua liên tục có những hành vi gây hấn với các nước láng giềng trên biển, trong khi Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thành lập một nhóm mới nhằm thúc đẩy quan hệ hàng hải tốt hơn với Mỹ, Ấn Độ, Australia cùng các quốc gia Đông Nam Á.
Theo các nhà phân tích, thái độ hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông đã thúc đẩy Tokyo và New Delhi xích lại gần nhau. Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2007, Thủ tướng Nhật Abe Shinzo kêu gọi hai nước hợp tác hàng hải chặt chẽ hơn, bằng cách tập hợp "một châu Á rộng lớn hơn tại nơi giao nhau" giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Kể từ đó, hai nước đã tăng cường hợp tác quân sự, cùng tham gia vào những sự kiện như các cuộc tập trận "Dharma Guardian" trên đất liền, "Shinyu Maitr" trên không, hoặc cuộc tập trận hải quân "Malabar" bao gồm cả Mỹ.
Thủ tướng Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi cũng thường xuyên gặp mặt. Riêng trong năm 2019, họ đã gặp nhau ba lần. Hai nước thậm chí tổ chức những hội nghị song phương hàng năm, điều khá hiếm đối với Nhật Bản. Sau sự cố ở Thung lũng Galwan, Nhật chỉ chia buồn về sự ra đi của các binh sĩ Ấn Độ, không đề cập tới thương vong phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích C Uday Bhaskar, cựu sĩ quan hải quân Ấn Độ, mặc dù New Delhi và Tokyo đều quan ngại về sự quyết liệt của Bắc Kinh, họ vẫn "thận trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ an ninh chiến lược bền chặt".
"Hai nước có tầm nhìn chung về tự do hàng hải, nhưng nó vẫn ở mức độ ngoại giao - chính trị", Bhaskar giải thích. Rajiv Bhatia, cựu đại sứ Ấn Độ, cũng cho rằng cuộc diễn tập hải quân nhằm báo hiệu cho Trung Quốc về sự cần thiết của các hoạt động ngoại giao, thay vì gây hấn.
"Đây không phải tín hiệu leo thang xung đột. Trên thực tế, nó là lời nhắc nhở rằng việc sử dụng các kênh ngoại giao để giải quyết vấn đề sẽ là tốt nhất cho Trung Quốc và những nước khác", ông nói.
Một số nhà phân tích còn nhận định sự gia tăng hoạt động tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương còn cho thấy sự hợp tác trở lại của Bộ Tứ, một nhóm quân sự chiến lược không chính thức bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. New Delhi và Canberra hồi tháng 6 ký Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần Lẫn nhau trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, cho phép lực lượng quân đội hai bên chia sẻ căn cứ và hỗ trợ hậu cần.
Cựu đại sứ Bhatia cho rằng việc Trung Quốc tăng cường gây hấn có thể khiến Bộ Tứ trở nên vững chắc hơn. "Tín hiệu ở đây rất rõ ràng. Đó là nếu Trung Quốc gây càng nhiều rắc rối cho khu vực, các quốc gia bị ảnh hưởng, đặc biệt là Bộ Tứ, sẽ ngày càng xích lại gần nhau hơn", ông nhận định, nhưng nói thêm rằng Bộ Tứ cần hành động nhiều hơn, từ việc thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á đến tổ chức diễn tập chung.
"Đó là lý do hoạt động tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu. Đây sẽ trở thành khu vực chiến lược quan trọng nhất với Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Trung Quốc trong thập kỷ tới và lâu hơn nữa. Hiện nay, Bắc Kinh dường như nhận thức rõ hơn về điều này so với các quốc gia khác trong khu vực", Bhatia nói.
New Delhi được cho là cũng ngày càng ý thức cao hơn rằng lĩnh vực hàng hải là chìa khóa chống lại những hành động leo thang của Bắc Kinh. Nhiều cựu sĩ quan hải quân đã kêu gọi chính phủ Ấn Độ tăng cường hiện diện trên vùng biển khu vực.
"Lĩnh vực hàng hải mang lại một số lựa chọn nhất định để kiềm chế những chiến lược gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc, dù trong quan hệ với Ấn Độ hay bất kỳ nước nào thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở rộng", Bhaskar cho hay.
Bóng ma hậu Covid-19 Một tối, Kim Victory thấy mình như bị thiêu sống trên giường. Phút sau, cô được một ai đó cứu mạng, rồi biến thành một bức tượng điêu khắc trên du thuyền. Tiếp theo, cô lại trở thành vật thí nghiệm ở Nhật Bản. Cuối cùng, cô bị mèo tấn công. Tất cả hình ảnh này đều là ảo giác lúc mê sảng...