Nhật Bản tham vọng sứ mệnh mặt trăng, cạnh tranh với Trung Quốc
Nhật Bản đã công bố các kế hoạch nhằm đưa các tàu vũ trụ không người lái lên mặt trăng trong một tham vọng nhằm cạnh tranh với chương trình thăm dò “Chị Hằng” của Trung Quốc
Tàu thăm dò mặt trăng mang tên Thỏ Ngọc của Trung Quốc.
Các tàu vũ trụ của Nhật Bản sẽ tiến hành nghiên cứu, thu thập các mẫu vật và cuối cùng là đặt mục tiêu khai thác bất kỳ tài nguyên nào được phát hiện.
Một quan chức từ Bộ khoa học và công nghệ, vốn giám sát các chương trình vũ trụ của Nhật, cho hay bộ này đang hợp tác với Cơ quan thăm dò hàng không vũ trụ Nhật (JAXA) về sứ mệnh mặt trăng không người lái.
Một đề xuất ngân sách cho năm tới sẽ được đệ trình trong tài khóa tới. “Chúng tôi đang xem xét các khả năng và 2019 dự kiến là thời điểm phóng”, quan chức giấu tên cho biết.
“Có nhiều mục tiêu khoa học cho sứ mệnh, trong đó có nỗ lực nhằm xác định cấu trúc bên trong của mặt trăng, cũng như xác định các tài nguyên trên đó”, quan chức Nhật Bản cho hay.
Video đang HOT
Các chuyên gia tin rằng có nước đóng băng và sắt trên mặt trăng, cũng như helium-3, vốn có thể được sử ụng làm nguyên liệu cho phân tách hạt nhân.
“Trung Quốc cũng đang tìm kiếm các dạng tài nguyên như vậy, vốn có thể được sử dụng trong công nghệ hạt nhân. Nếu chúng tôi đạt được tiến bộ trong lĩnh vực này, điều đó sẽ cải thiện vị thế của Nhật trong cuộc đua vũ trụ quốc tế”, quan chức Nhật cho biết.
Hồi cuối năm ngoái, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ “Hằng Nga 3″ để đưa với robot tự hành Thỏ Ngọc lên mặt trăng.
Ấn Độ cũng đặt mục tiêu phóng tàu thăm dò mặt trăng vào năm 2016.
An Bình
Theo Dantri/SCMP
Trung Quốc đưa tàu lặn Giao Long ra Thái Bình Dương
Giao Long, tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của Trung Quốc, sẽ lên đường thực hiện chuyến thám hiểm ở tây bắc Thái Bình Dương vào ngày 25/6 tới, báo chí Trung Quốc ngày 21/6 dẫn giới chức hải dương nước này.
Tàu lặn Giao Long.
Xinhua đưa tin, Xiangyanghong 09, tàu mẹ của Giao Long, hôm qua đã rời thành phố cảng Thanh Đảo ở miền đông Trung Quốc để đón tàu lặn tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, theo Nhánh Biển Bắc của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA).
Trong chuyến thám hiểm kéo dài 40 ngày, Giao Long sẽ thực hiện các sứ mệnh nghiên cứu dưới biển và dự kiến sẽ trở về vào tháng 8.
Nhánh Biển Bắc của SOA đã cử 45 nhân viên cho chuyến thám hiểm này. Hầu hết họ đều tham gia các sứ mệnh của Giao Long trước đó.
Dự kiến, vào cuối tháng 11, Giao Long sẽ tới phía tây nam Ấn Độ Dương để tiến hành các nghiên cứu khoa học. Tàu lặn dự kiến sẽ trở về Trung Quốc vào tháng 3 năm sau.
Trung Quốc bắt đầu chế tạo Giao Long từ năm 2002 và hoàn thành tàu lặn 6 năm sau đó với chi phí 74 triệu USD.
Giao Long đã lập kỷ lục lặn xuống độ sâu 7.062 m dưới mực nước biển trong Rãnh Mariana, Thái Bình Dương trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 6/2012.
Trung Quốc nói rằng Giao Long được thiết kế để thực hiện các nghiên cứu khoa học biển và tăng cường hiểu biết về đại dương.
Tuy nhiên, các sứ mệnh của Giao Long cũng gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực khi nó có thể được sử dụng để trong các hoạt động quân sự như vẽ bản đồ đáy biển, hỗ trợ hoạt động của tàu ngầm và do thám các nước.
Thông tin về chuyến thám hiểm mới của Giao Long được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có các hành động khiêu khích gần đây nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, mới đây, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại các bãi đá nhỏ tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để xây đảo nhân tạo mở các đường băng và các căn cứ quân sự khác.
An Bình
Theo Dantri
Tàu tự hành mặt trăng của Trung Quốc "chết yểu" Tàu tự hành mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc, tên gọi Thỏ Ngọc, đã chính thức bị tuyên bố "chết yểu" trên bề mặt "chị Hằng", truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 12/2 đưa tin. Tàu tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc. Hãng tin nhà nước China News Service cho biết, robot "không thể được phục hồi để hoạt động...