Nhật Bản: Tàu Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp liên tục hơn 3 tháng qua
Theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản, ngày 22/7, các tàu của Trung Quốc tiếp tục xuất hiện gần quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư. Đây là ngày thứ 100 liên tiếp tàu của Trung Quốc xuất hiện tại khu vực này.
Quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Ảnh: Japan Times/TTXVN
Theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG), 4 tàu của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện trên vùng biển quanh quần đảo Senkaku trong ngày 22/7, và một trong số các tàu này dường như được trang bị súng máy tự động.
Trong một tuyên bố, Nhật Bản khẳng định việc các tàu Trung Quốc liên tục tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông là một vấn đề “hết sức nghiêm trọng”, buộc Tokyo phải tăng cường tuần tra và trao công hàm phản đối.
Video đang HOT
Quần đảo Senkaku là nhóm đảo nhỏ, nằm cách đảo chính của tỉnh Okinawa, Nhật Bản, khoảng 400 km về phía Tây. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu hoặc máy bay đến vùng biển này, đẩy quan hệ song phương vào trạng thái căng thẳng trong nhiều năm qua.
Quan hệ song phương đạt một số tiến triển tích cực trong thời gian gần đây để chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, sau khi chuyến thăm này bị hoãn do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tình hình tại khu vực tranh chấp có dấu hiệu phức tạp trở lại.
Tàu Trung Quốc áp sát đảo tranh chấp với Nhật lâu kỷ lục
Các tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông suốt 30 tiếng trước khi rút đi.
Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) cho biết một số tàu tuần tra của hải cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tuần trước. Tàu Trung Quốc ở lại trong khu vực 30 tiếng trước khi rút đi.
"Đây là vụ xâm nhập lãnh hải Nhật Bản lâu nhất của tàu Trung Quốc từ khi chính phủ Nhật Bản mua một số đảo thuộc nhóm đảo Senkaku từ chủ sở hữu tư nhân hồi năm 2012", JCG cho biết. Nhật đang kiểm soát và tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo mà họ gọi là Senkaku, khẳng định vùng nước 12 hải lý xung quanh nhóm đảo là lãnh hải. Trong khi đó, Trung Quốc cũng cho rằng họ có chủ quyền với nhóm đảo, gọi nó là Điếu Ngư.
Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hồi năm 2013. Căng thẳng Trung - Nhật quanh nhóm đảo đang nóng trở lại trong bối cảnh Trung Quốc liên tục điều tàu tuần tra hiện diện gần khu vực trong thời gian dài.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi năm 2016. Ảnh: JCG.
Lần áp sát nhóm đảo tranh chấp mới nhất của Trung Quốc diễn ra trong lúc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản tranh luận về chính sách đối ngoại với Bắc Kinh.
Một nhóm nghị sĩ LDP hồi tuần trước kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hủy chuyến thăm Nhật Bản cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các nghị sĩ này nói đề xuất hủy chuyến thăm nhằm phản đối Trung Quốc áp luật an ninh Hong Kong.
Chuyên gia Ankit Panda của Diplomat Risk Intelligence cho rằng việc điều tàu tuần tra tới quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong tính toán của Trung Quốc, diễn ra đồng thời với "thái độ gây hấn" của Bắc Kinh với hầu hết các nướng láng giềng trong khu vực.
"Giống như mọi khi, đây là nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền quanh nhóm đảo tranh chấp bằng cách làm cho sự hiện diện của nước này tại đây được chú ý. Tuy nhiên, Nhật Bản dường như sẽ không bị ảnh hưởng khi ra quyết định chiến lược cuối cùng", Panda nói.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters.
Leo thang căng thẳng với Nhật, Trung Quốc đặt tên 50 thực thể ở biển Hoa Đông Trung Quốc công bố tên mới cho 50 thực thể dưới nước ở Biển Hoa Đông trong bối căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo gia tăng thời gian gần đây. Các định danh mới cho 50 thực thể này, bao gồm các hẻm núi ngầm được công bố trong thông báo phát đi hôm 23/6 của Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung...