Nhật Bản tăng ODA, giúp Ấn Độ phát triển vũ khí
Nhằm hiện thực hóa tham vọng bá quyền, Trung Quốc đang có những bước đi đầy bạo lực và khiêu khích, khiến các nước láng giềng phải hợp lực đối phó.
Trung Quốc đang biến láng giềng thành đối thủ
Chính những hành động ngang ngược của Bắc Kinh thời gian gần đây trên biển Đông và biển Hoa Đông đã làm cho Tokyo và New Delhi xích lại gần nhau hơn. Nhật đang mong muốn được tăng viện trợ nguồn vốn ODA giúp Ấn Độ hoàn thiện sân bay ở đảo xa để kiềm chế tham vọng hải dương của Trung Quốc.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo thường xuyên căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ gây ra, thì quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ lại được hâm nóng bằng các chuyến thăm hữu nghị qua lại của các nguyên thủ, cũng như các dự án hợp tác song phương giữa hai nước thời gian vừa qua mang lại.
Chuyến thăm đầu tiên tới New Delhi trong vòng nửa thế kỷ qua của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko hồi cuối năm ngoái đã minh chứng rõ nét về việc hiện nay đang hình thành những điều kiện thuận lợi chưa từng có cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước.
Bình luận viên của đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” – ông Sergey Tomin, nhận xét: “Mục tiêu của ông Abe là tìm thêm càng nhiều đồng minh tiềm năng để kiềm chế Trung Quốc, căng kéo, dàn mỏng lực lượng của Bắc Kinh, đẩy &’tuyến phòng thủ’ vô hình ra càng xa càng tốt.
Vì vậy, hơn bao giờ hết, Thủ tướng Nhật hiện đang cần được sự hỗ trợ của một siêu cường khác của châu Á là Ấn Độ mà điều này cũng phù hợp với học thuyết an ninh của New Dehli, khi họ cũng có những mâu thuẫn trầm trọng với Bắc Kinh về tranh chấp lãnh thổ trên bộ và quyền bá chủ trên Ấn Độ Dương.
Đầu tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh đã cho phát hành bản đồ Trung Quốc khổ dọc, không những điều chỉnh “đường 9 đoạn” thành “đường 10 đoạn” nuốt trọng biển Đông, mà còn “xơi tái” bang Arunachai Prades của Ấn Độ làm New Dehli hết sức tức giận và cực lực phản đối.
Đến tháng 7 này, Trung Quốc lại ồ ạt diễn tập quân sự cực lớn trong vịnh Bắc Bộ trên biển Đông và khắp vùng biển Hoa Đông, chĩa mũi dùi vào Nhật Bản và đồng minh Mỹ. Song song với đó Bắc Kinh còn có hàng loạt phát ngôn ngang ngược, mang tính chất “dằn mặt” các nước láng giềng.
Thủy phi cơ US-2 phối hợp với tàu khu trục DDG-177 Atago thuộc lớp Atago của Nhật Bản
Bắc Kinh hướng lên phía Bắc đòi di dân sang Siberia làm kinh tế để dần thôn tính đất đai của Nga, quay sang phía Tây “nuốt” 1 bang của Ấn Độ, ngoảnh sang phía Đông “gặm” quần đảo Senkaku của Nhật Bản và “nhòm ngó” đảo Ieodo của Hàn Quốc, tiến xuống phía nam đòi “liếm” trọn biển Đông.
Video đang HOT
Không có gì đáng ngạc nhiên khi tình hình an ninh đầy bất ổn trong khu vực hiện nay, chỉ do một mình Bắc Kinh khuấy động, đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển mối quan hệ đồng minh hữu nghị Tokyo – New Dehli.
Gần đây nhất là vào đầu năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến New Delhi trùng với đợt căng thẳng kế tiếp trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo. Chuyến đi này của ông được coi là nằm trong tính toán của Nhật, nhằm mở rộng khối đồng minh chống Trung Quốc.
Thủ tướng Shinzo Abe đã trịnh trọng tuyên bố: “Quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ có những tiềm năng to lớn nhất, vượt qua tiềm năng của bất kỳ mối quan hệ song phương nào khác trên thế giới”. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng chóng mặt, đang dự kiến đạt 25 tỷ USD trong năm tới, có thể là những minh chứng rõ nét cho lời phát biểu của nhà lãnh đạo Nhật Bản.
Bình luận viên Sergey Tomin nhận định: “Vấn đề không chỉ ở các con số. Các công ty Nhật Bản đang ngày càng tích cực hơn trong việc chuyển các cơ sở sản xuất công nghệ cao của mình sang Ấn Độ. Trong chương trình nghị sự giữa hai bên có chương trình hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đồng thời, thêm một lĩnh vực đầy hứa hẹn nữa là quan hệ kỹ thuật-quân sự”.
Nhật tăng ODA, giúp Ấn phát triển vũ khí
Sau chuyến thăm của Thủ tướng Abe đến New Delhi, hai bên đã đạt được thỏa thuận tích cực, bàn bạc các biện pháp xúc tiến các hạng mục dẫn đến ký kết hợp đồng cung cấp cho Ấn Độ các thủy phi cơ hiện đại US-2 của Nhật Bản. Hơn nữa, hoàn toàn có khả năng sẽ tổ chức sản xuất liên doanh những máy bay này ở Ấn Độ trong tương lai.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật Bản
Ngoài ra, công nghệ tàu ngầm AIP cũng là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong tương lai. Nhật Bản hiện đang sở hữu loại tàu ngầm thông thường, sử dụng hệ thống động lực không khí tuần hoàn khép kín AIP hàng đầu thế giới lớp Soryu. Đây là điều mà Ấn Độ đang thèm muốn khi đưa chúng làm điều kiện tiên quyết trong các dự án phát triển tàu ngầm thông thường.
Về phía Ấn Độ, trong cuộc hội đàm tại Tokyo khi đang ở thăm Nhật Bản cuối tháng 5-2013, Thủ tướng Ấn Độ lúc đó là Manmohan Singh và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định hai nước phản đối việc sử dụng vũ lực để thay đổi trật tự tại châu Á. Hai bên cho rằng cần phải đẩy mạnh ngoại giao, ngăn chặn nỗ lực của Trung Quốc ép buộc Nhật Bản và các quốc gia khác phải nhượng bộ lãnh thổ của mình.
Khi đó, Thủ tướng Manmohan Singh đã tuyên bố, Ấn Độ chia sẻ với Nhật Bản một lợi ích chiến lược lớn, đó là việc mở rộng mối quan hệ hợp tác về an ninh hàng hải và củng cố sự ổn định trong khu vực.
Ấn Độ coi Nhật Bản là “đối tác tự nhiên không thể thiếu” trong con đường tìm kiếm sự ổn định và hòa bình ở châu Á. Bảo đảm các tuyến đường biển luôn được tự do và rộng mở là điều sống còn đối với sự thịnh vượng của khu vực trong bối cảnh các nước đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông.
Đây được xem là một trong những nỗ lực của Ấn Độ trong việc hợp tác với các nước, đặc biệt là Nhật Bản, nhằm ngăn chặn và phá vỡ “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc đang vây quanh nước này. “Chuỗi ngọc trai” là tên của sách lược triển khai về hàng hải – quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên “Tương lai của năng lượng ở châu Á” được Mỹ đưa ra 2005.
“Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam qua biển Đông, qua eo biển Malacca, sang Ấn Độ Dương… đến tận Châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan_Singh_và_Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau cuộc hội đàm hôm 29-5-2013.
Các quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết, tàu ngầm nước này đã chạm mặt tàu ngầm Trung Quốc tới 22 lần trong năm 2012, đồng thời Bắc Kinh đang tăng cường bán tàu ngầm cho quốc gia Ấn Độ Dương là Bangladesh, Pakistan và thúc đẩy các hoạt động giao lưu, diễn tập nhằm “bình thường hóa” sự hiện diện của hải quân nước này ở Ấn Độ Dương.
Xuất phát từ tình hình đó, Thủ tướng Shinzo Abe đang chuẩn bị phương án liên quan để đề xuất với Thủ tướng mới đắc cử của Ấn Độ Narendra Modi, khi ông có chuyến công du đầu tiên đến Nhật Bản vào đầu tháng 9/2014 tới. Hiện nay, Nhật đang tư vấn cho phía Ấn Độ hoàn thiện sân bay, để tiện cho việc sử dụng các sân bay này vào các mục đích phòng vệ quân sự trong tương lai.
Truyền thông Nhật cho rằng, việc làm này của Tokyo đồng thời cũng là nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước để kiềm chế liên tục những toan tính quân sự của Bắc Kinh trong việc chi phối hải dương. Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự trên vùng biển Hoa Đông và bắt đầu xâm nhập Ấn Độ Dương.
Tokyo sẽ thông qua nguồn vốn ODA để tăng viện trợ cho New Dehli hoàn thiện sân bay quân sự ở khu vực đảo xa, khống chế hoàn toàn không phận Ấn Độ Dương, nhằm bảo đảm an toàn cho tàu thuyền Nhật Bản lưu thông trên biển bao gồm cả tuyến giao thông trên biển nối Trung Đông với châu Phi.
Chỉ còn một sự vướng mắc nữa đó là luật pháp hiện hành của Nhật Bản cấm tăng viện trợ ODA cho các nước khác sử dụng vào các việc liên quan đến hoạt động quân sự. Tuy nhiên, Nhật Bản đã quyết định sửa đổi cương yếu ODA trong năm nay và sẽ xóa bỏ những quy định mang tính hạn chế này.
Khi đó, việc chính phủ Nhật dùng nguồn vốn ODA để viện trợ cho Ấn Độ hoàn thiện nâng cấp những sân bay ở các đảo xa để sử dụng vào mục đích quân sự, nhằm kềm chế chiến lược hải dương Trung Quốc sẽ được thực hiện mà không bị hạn chế bởi tính pháp lý.
Thanh Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Quyết định mới của Nhật Bản tạo thế cân bằng cho khu vực
Vào đầu tháng 7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định chấp nhận cho phép quân đội nước này sử dụng vũ lực ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Một tuần sau, vào ngày 06/7, ông Abe nói, Nhật Bản sẽ thiết lập một cơ quan đặc biệt để chịu trách nhiệm việc thực hiện phòng thủ tập thể. Quyết định của chính phủ Nhật Bản cho phép lực lượng vũ trang có thể được hoạt động ở nước ngoài chỉ trong các hoạt động tập thể có nghĩa là nằm dưới sự chỉ huy và giám sát của quân đội Mỹ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hoan nghênh quyết định của chính phủ Nhật Bản. Trong một tuyên bố gần đây ông Hagel nói rằng: "Chính sách quân sự mới sẽ cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia hoạt động vào một phạm vi rộng hơn." Theo ông, nó sẽ khiến liên minh Mỹ-Nhật hoạt động hiệu quả hơn nhiều.
Chúng ta biết rằng, hiện nay Nhật Bản và Nga vẫn chưa ký kết hiệp ước hòa bình. Một số khu vực biển đảo vẫn đang tranh chấp giữa Tokyo và Moscow. Chính quyền Nga cũng rất quan tâm đến quyết định dùng quân ra nước ngoài mới đây của Nhật Bản. Ngoài Nga, Trung Quốc và Triều Tiên cũng tỏ ra hết sức lo ngại đến hành động này của Nhật Bản.
Tân Hoa Xã nhấn mạnh, việc thông qua các nghị quyết của chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên kể từ Thế chiến II sẽ cho phép quân đội Nhật sử dụng vũ lực ở nước ngoài "có thể tái tham gia vào một cuộc chiến tranh đẫm máu."
Ngày 05/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Seoul đã đề cập đến một số vấn đề về lịch sử giữa Nhật Bản và các nước láng giềng.
Ông nói rằng dưới lá cờ của chủ nghĩa quân phiệt, Nhật Bản theo đuổi một cuộc chiến tranh tàn nhẫn chống lại Trung Quốc và Hàn Quốc, sáp nhập bán đảo Triều Tiên và chiếm đóng một phần của Trung Quốc. Do đó, nhân dân hai nước đã trải qua những đau thương, mất mát khủng khiếp. Tập Cận Bình nhấn mạnh tuyên bố chung của hai nước chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ông cũng chỉ ra rằng cả hai quốc gia cần chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong tương lai. Nhật Bản đã chỉ trích gay gắt các lời nói của ông Tập và cho rằng mục đích của TQ là khui gợi lại quá khứ nhằm tạo ra các thế lực chống Nhật trong khu vực.
Nhìn chung, tất cả các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều không muốn xung đột xảy ra. Bởi nếu vậy, tất cả các bên đều bị tổn hại. Các chuyên gia cho rằng, chính sách thay đổi trên đây của Nhật Bản về mặt bản chất là tạo ra thế cân bằng chiến lược ở khu vực chứ không phải là Nhật Bản tỏ ra hiếu chiến.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Mỹ-Ấn-Nhật sắp tập trận trên Thái Bình Dương Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bắt đầu cuộc tập trận kéo dài một tuần tại Thái Bình Dương vào ngày mai 25.7 nhằm tăng cường hợp tác hải quân giữa ba nước giữa lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bành trướng trên biển Đông và Hoa Đông. Thủy phi cơ US-2 của MSDF - Ảnh: Reuters Các tàu chiến...