Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đề xuất ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2015 lên mức chưa từng có là 5, 05 nghìn tỷ Yên.
Theo Japan Times, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch đề xuất một ngân sách quốc phòng cao kỷ lục là 5,05 nghìn tỷ Yên (tương đương 48,6 tỷ USD) cho năm tài khóa 2015 bắt đầu từ tháng tới. Con số này tăng 3,5 % so với năm tài chính 2014. Đề xuất này sẽ chính thức được công bố vào thứ 6 tới đây.
Một quan chức cấp cao cho biết các khoản chi chính trong ngân sách quốc phòng Nhật năm 2015 là: Mua 2 chiếc chuyên cơ mới cho Thủ tướng và Hoàng gia, 19 tỷ Yên chi cho việc bảo vệ các hòn đảo xa, 95,9 tỷ Yên để mua 6 máy bay F-35, 378,1 tỷ Yên để mua 20 máy bay tuần tra P-1 để thay thế cho phi đội P-3C lỗi thời.
Trực thăng của quân đội Nhật trong cuộc tập trận lớn ở chân núi Phú Sĩ tuần trước.
Các biện pháp để bảo vệ các hòn đảo gồm việc xây dựng một lực lượng đổ bộ mới và giải phóng mặt bằng để triển khai các trực thăng MV-22 Osprey của Hải quân Mỹ từ Okinawa đến căn cứ Saga.
Việc Nhật Bản tăng cường năng lực để bảo vệ các hải đảo xa xôi, đặc biệt là các hòn đảo khoogn có người ở như Senkaku ở Hoa Đông là một phản ứng quyết liệt trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Những hòn đảo mà Bắc Kinh và Đài Loan cũng tuyên bố, vẫn là trung tâm của mối quan hệ căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Ngoài ra Bộ Quốc phòng Nhật cũng chi 5 triệu Yên để nghiên cứu một lớp tàu mới tương tự như tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ và 35,4 tỷ để đóng 2 tàu vận tải. Thêm vào đó là 7 tỷ Yên để phát triển các trực thăng chống ngầm.
Video đang HOT
Sau một thời gian dài lặng lẽ phát triển kinh tế, nước Nhật gần đây đã bắt đầu giành sự quan tâm cho quốc phòng để đối phó với sự trỗi dậy về của Trung Quốc. Hồi tháng 7, Chính phủ của ông Abe đã quyết định giải thích lại Hiến pháp để cho phép quân đội Nhật có quyền sử dụng vũ lực trong tranh chấp quốc tế.
Sau quyết định giải thích lại Hiến pháp, Chính phủ Nhật cũng tiếp tục đi một bước xa hơn đó là cho phép các công ty của họ được xuất khẩu vũ khí và hợp tác sản xuất vũ khí với nước ngoài.
Theo Tri Thức
Nhật cảnh cáo, Trung Quốc thách thức đáp trả
Sau khi Nhật Bản lên tiếng cảnh báo những hành động nguy hiểm của Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp, Bắc Kinh đã nhanh chóng có hành động thách thức bằng cách đưa các tàu bảo vệ bờ biển vào khu vực lãnh hải ngoài khơi quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông - nơi Tokyo đang nắm quyền kiểm soát.
Ảnh minh hoạ
Các hành động ngày càng tăng ở trên không và trên biển của Trung Quốc đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong một bản báo cáo hàng năm được công bố ngày hôm qua (5/8). Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết đối với việc quân đội nước này đóng một vai trò to lớn hơn ở cả bên trong và bên ngoài đất nước.
Trong bản sách trắng quốc phòng hàng năm vừa được nội các Nhật Bản phê chuẩn, giới chức ở Tokyo đã bày tỏ sự đặc biệt quan ngại trước việc Bắc Kinh hồi năm ngoái bất ngờ và đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, trong đó bao trùm cả các khu vực đang nằm trong tranh chấp giữa nước này với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Riêng hồi năm ngoái, Nhật Bản đã ra lệnh cho máy bay chiến đấu cất cánh khẩn cấp 400 lần để chặn máy bay Trung Quốc bay vào vùng không phận trên quần đảo tranh chấp. Năm trước đó, con số lần xuất kích khẩn cấp của chiến đấu cơ Nhật nhằm đối phó với Trung Quốc là 300 lần.
Việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm "đơn phương thay đổi thế nguyên trạng, làm leo thang tình hình và có thể gây ra những hậu quả không mong đợi ở Biển Đông. Nhật Bản cực kỳ quan ngại về diễn biến này", bản sách trắng quốc phòng dài 429 trang của Nhật Bản cho biết.
Cũng theo bản sách trắng quốc phòng nói trên, Tokyo đã thể hiện sự quan ngại về việc CHDCND Triều Tiên đã tăng cường năng lực tên lửa tầm xa đạn đạo và đang tìm cách thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để đưa lên tên lửa.
Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đã tăng 2,2% lên 4,8 nghìn tỉ yên (48 tỉ USD) cho năm tài chính 2014 so với năm trước đó. Đây là năm thứ hai liên tiếp Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng kể từ sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền và sau hơn một thập kỷ cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Chính phủ của Thủ tướng Abe hồi tháng 7 đã thông qua việc cho phép giải thích lại hiến pháp từ bỏ chiến tranh của Nhật Bản. Theo đó, Nhật Bản cho phép quân đội bảo vệ các nước ở bên ngoài và đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, Tokyo cũng thông qua một chiến lược quốc phòng mới, trong đó kêu gọi tăng 5% ngân sách quốc phòng trong vòng 5 năm tới.
Chương trình quốc phòng từ năm 2014 đến 2019 của Nhật Bản bao gồm việc mua sắm các máy bay do thám không người lái, các tàu khu trục chống tên lửa và các thiệt bị quân sự khác. Những vũ khí này nhằm để phục vụ cho việc Nhật Bản chuyển ưu tiên quốc phòng từ khu vực phía bắc sang biển Hoa Đông - nơi Tokyo và Bắc Kinh đang tranh giành nhau quyết liệt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc triển khai tàu bảo vệ bờ biển thách thức Nhật Bản
Sau khi sách trắng quốc phòng của Nhật Bản lên tiếng cảnh báo về những "hành động nguy hiểm" của Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp, Bắc Kinh ngay lập tức có hành động thách thức bằng việc triển khai các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đến khu vực lãnh hải ngoài khơi quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Quần đảo này đang nằm trong sự kiểm soát của Nhật Bản.
3 tàu của Trung Quốc đã đi vào khu vực lãnh hải nằm trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu Trung Quốc đi vào khu vực lúc 10h sáng theo giờ địa phương và rời đi 2 giờ đồng hồ sau đó.
Ngoài việc đưa tàu vào vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông, giới chức ở thủ đô Bắc Kinh hôm qua cũng lên tiếng phản pháo cuốn sách trắng quốc phòng vừa được Nhật Bản công bố. Cụ thể, Bắc Kinh cáo buộc rằng, Tokyo "đang cố tình tạo ra một mối đe doạ mang tên Trung Quốc để làm cái cớ cho việc điều chỉnh chính sách quốc phòng".
Việc công bố cuốn sách trắng quốc phòng của Nhật Bản có thể làm ảnh hưởng đến nỗ lực của Thủ tướng Abe trong việc tìm cách tiến hành những cuộc hội đàm song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp khu vực diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình - hai nhà lãnh đạo có tinh thần chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, đã không tiến hành các cuộc họp thượng đỉnh song phương kể từ khi hai ông này lên cầm quyền cách đây hơn 18 tháng.
Dù quan hệ Nhật-Trung đang căng thẳng như vậy nhưng lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước này hiện đang cùng tham gia vào một cuộc tập trận chung kéo dài 3 ngày cùng với Mỹ và Nga. Cuộc tập trận này được khai hoả từ ngày hôm qua (5/8). Đây là hoạt động bất thường và đáng chú ý bởi trong thời gian qua, lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên đối đầu căng thẳng với nhau. Tàu thuyền hai nước thường xuyên có cuộc vờn đuổi "mèo bắt chuột" đầy nguy hiểm ở khu vực biển tranh chấp. Không chỉ đối đầu chan chát trên biển, máy bay Trung Quốc và Nhật Bản cũng nhiều lần "chạm trán" ở trên không, khiến nhiều phen cộng đồng quốc tế phải giật mình lo ngại về viễn cảnh bùng nổ một cuộc xung đột quân sự đáng sợ ở khu vực này.
Theo_VnMedia
Đến lượt Brunei bị lôi kéo vào căng thẳng Biển Đông Căng thẳng Biển Đông đang lôi kéo các nước liên quan vào một cuộc chạy đua vũ trang hao tiền tốn của và Brunei cũng không phải là ngoại lệ. Theo tin tức từ The Brunei Times, những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước bao gồm Philippines, Việt Nam, Đài Loan,...