Nhật Bản tăng gấp 3 lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu của Nga
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 8 vừa qua, nước này đã tăng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Nga lên 211,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi khối lượng dầu thô nhập khẩu cùng kỳ tính theo năm giảm 20,3%.
Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal. Bắc Cực. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Số liệu thống kê cho thấy nhập khẩu than từ Nga trong tháng 8 giảm 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, nhập khẩu quặng lại tăng 44,9%. Ngoài ra, Nhật Bản còn tăng lượng rau quả nhập khẩu từ Nga lên 154%, nhưng lại giảm 94-95% lượng ngũ cốc và đậu tương nhập khẩu.
Tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản sang Nga trong tháng 8 giảm 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 384 triệu USD. Lượng hàng hóa Nhật Bản nhập khẩu của Nga trong kỳ được báo cáo tăng 67,4%, với giá trị lên tới 1,15 tỷ USD.
Cuối tháng 6 vừa qua, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), trong đó có Nhật Bản, thông báo kế hoạch giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Trong tháng này, các nước cũng thông báo ý định áp giá trần đối với “vàng đen” của Nga. Theo kế hoạch, việc áp giá trần có thể có hiệu lực vào ngày 5/12/2022 đối với dầu mỏ và ngày 5/2/2023 đối với các chế phẩm từ dầu mỏ.
Đáp lại, Moskva cảnh báo các quốc gia áp giá trần sẽ không có cơ hội nhập khẩu dầu mỏ từ Nga.
EU tăng mua khí đốt Nga qua nước thành viên chấp nhận trả bằng đồng rúp
EU tìm cách bù đắp nguồn cung thiếu khí đốt ở một số quốc gia thành viên từ chối tuân thủ quy định của Nga về thanh toán bằng đồng rúp.
Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal. Bắc Cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin TASS (Nga) ngày 27/4 dẫn lời một nguồn tin chính phủ tại Brusssels (Bỉ) cho biết Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch tăng mạnh lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga thông qua các nước sẵn sàng chấp nhận thanh toán mặt hàng này bằng đồng rúp.
"Ngày hôm nay diễn ra phiên họp khẩn của Nhóm điều phối khí đốt nhằm đánh giá tình hình tại Ba Lan và Bulgaria. Đã có quyết định tạm thời được đưa ra về việc tăng mạnh sản lượng khí đốt mua từ Nga thông qua các kênh còn lại, một động thái giúp Ba Lan và Bulgaria có được nguồn khí đốt bổ sung từ thị trường châu Âu. EU cũng đang phối hợp với tất cả các đối tác nhằm bảo đảm có được nguồn cung khí đốt tăng, chủ yếu là khí hóa lỏng (LNG)", nguồn tin cho biết.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen xác nhận Ba Lan và Bulgaria đã nhận được khí đốt được từ các nước khác trong EU và đây là minh chứng cho thấy sự đoàn kết to lớn trong EU.
Quyết định trên nhằm xử lý thiếu hụt nguồn cung đối với Ba Lan và Bulgaria sau khi tập đoàn năng lượng Gazprom ra thông báo cho biết dừng cung cấp khí đốt đối với hai công ty năng lượng nhà nước Bulgargaz (Bulgaria) và PGNiG (Ba Lan) từ ngày 27/4. Thông báo nêu rõ quyết định sẽ có hiệu lực cho đến khi các khoản thanh toán được trả bằng đồng rúp theo đúng sắc lệnh Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố hồi tháng trước.
Nguồn tin cũng khẳng định về dài hạn các nước EU cam kết rút ngắn nhất khung thời gian - có thể tính theo tháng hoặc năm, giảm thiểu phụ thuộc hoặc chấm dứt hoàn toàn tiêu thụ khí đốt của Nga, thay thế bằng nguồn cung khác. EU cũng sẽ đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Bloomberg ngày 27/4 đưa tin ít nhất 10 doanh nghiệp châu Âu mua khí đốt tự nhiên của Nga đã mở tài khoản ở ngân hàng Gazprombank để thanh toán bằng đồng rúp. Theo nguồn tin thân cận với Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga, 4 công ty đã thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp. Bloomberg cho biết Nga gần như không có ý định mở rộng diện ngừng cấp khí đốt tại EU từ nay cho tới nửa đầu tháng 5, sau hai trường hợp Ba Lan và Bulgaria.
Nga thảo luận dự án cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua Mông Cổ Tổng thống Vladimir Putin ngày 7/9 xác nhận Nga đang thảo luận một dự án mới về cơ sở hạ tầng quy mô lớn để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc qua Mông Cổ. Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN Thông tin trên được Tổng thống Putin đưa...