Nhật Bản tăng cường vai trò an ninh trên Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Nhật đang tích cực tăng cường vai trò an ninh trên Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang, có thể đe dọa đến các tàu chở hàng của nước này.

Nhật Bản tăng cường vai trò an ninh trên Biển Đông - Hình 1

Cảnh sát biển Việt Nam giám sát các tàu tuần duyên Trung Quốc xung quanh giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Theo Reuters, Nhật Bản đang củng cố quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á, như Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia nhằm đóng góp vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh Biển Đông, trước tham vọng chủ quyền lãnh thổ ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc. Tuy Tokyo không là một bên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông nhưng lại có một mối lo ngại về nguy cơ Trung Quốc thống trị đường hàng hải mà các tàu chở hàng của Nhật thường qua lại.

Tập trận, hỗ trợ tàu

Hợp tác an ninh của Tokyo có nền tảng sâu rộng, từ cung cấp tầu tuần tra cho đến tập trận chung cùng với Philippines vào tháng tới.

Các cuộc tập trận hải quân dự kiến diễn ra ngoài khơi Philippines, là một phần của hiệp định an ninh mới được ký tại Tokyo hồi tháng 1 vừa qua. Hiệp định này cũng tạo khuôn khổ cho các cuộc đối thoại thường xuyên ở cấp thứ trưởng cũng như trao đổi sĩ quan cao cấp của cả hai bên.

Ngoài ra, 10 chiếc tàu tuần tra đang được Nhật đóng để bàn giao cho phía Philippines vào cuối năm nay.

Nhật được cho là đang cân nhắc hỗ trợ tài chính cho việc cải tạo hạ tầng căn cứ quân sự Philippines ở đảo Palawan, một trong những đảo lớn gần nhất giữa vùng đất liền Philippines và Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines, Đại tá Restituto Padilla, hoan nghênh các cam kết của phía Nhật và nói thêm rằng đây là điều hoàn toàn tự nhiên nếu Nhật và Philippines cùng nỗ lực giúp nhau giữ gìn an ninh hàng hải.

Ngoài ra, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu hồi tháng trước rằng nước này cần xem xét lại chính sách không gửi máy bay tuần tra trên Biển Đông, khi xét đến tầm quan trọng của đường hàng hải khu vực này đối với Nhật. Phát biểu được xem là đáp lời một quan chức Hải quân Mỹ rằng Mỹ chào đón các chuyến bay tuần tra của Nhật trên Biển Đông.

Video đang HOT

Nhật cũng chuyển giao cho Việt Nam 6 tầu tuần tra đã qua sử dụng và tư vấn về điều trị chứng trầm cảm cho thủy thủ trên tầu ngầm.

Giới chức quốc phòng Nhật đang tiến hành đàm phán sơ bộ về việc cùng sản xuất vũ khí với Malaysia và Indonesia.

Song song đó, Thủ tướng Nhật Abe cũng tiến gần hơn về phía Australia. Nguồn tin Lực lượng Phòng vệ Nhật tiết lộ Canberra gần đây đã cử quan chức quốc phòng đến Tokyo để giúp Nhật Bản gây dựng quan hệ với Đông Nam Á. Còn theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Australia, một sĩ quan quân đội nước này đã được bổ nhiệm biệt phái sang Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với thời hạn 18 tháng. Tuy nhiên, nhiệm vụ cụ thể của sĩ quan này thì không được tiết lộ.

“Xu hướng cần phải có”

Sự hỗ trợ của Nhật là bước triển khai từ quan điểm được Thủ tướng Shinzo Abe công bố tháng 5/2014 rằng Nhật nên giúp các nước Đông Nam Á duy trì tự do thông thương hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông.

Các điều chỉnh vị thế quốc phòng của Nhật Bản trong thời gian tới đây sẽ cho phép ông Abe can dự sâu hơn nữa vào Đông Nam Á, ví dụ như chuyển từ viện trợ quân sự sang hỗ trợ tài chính mua vũ khí.

Sự hợp tác này thể hiện đường lối chính sách an ninh cứng rắn hơn của ông Abe, người rất muốn nới lỏng hạn chế trong bản hiến pháp hòa bình của Nhật được ban hành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sự hợp tác này cũng tương đồng với quan điểm tái cân bằng của Mỹ ở châu Á.

“Xu hướng này đang trở nên rõ ràng và tôi nghĩ người Nhật sẽ trở lại đúng như nó cần phải thế, bất chấp lo ngại từ phía Trung Quốc”, Ian Storey, chuyên gia an ninh thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nhận định.

Trung Quốc hiện đang đẩy nhanh xây dựng đảo nhân tạo tại các rặng san hô và đảo vòng san hô ở Trường Sa của Việt Nam. Theo giới chuyên gia, việc xây dựng này sẽ cho phép Trung Quốc mở rộng phạm vi tác chiến của hải quân và không quân.

Một số chuyên gia tin rằng các đảo nhân tạo này sẽ dẫn đến việc Trung Quốc lập và kiểm soát một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà các máy bay khi bay qua sẽ phải báo cáo với Trung Quốc.

Năm 2013 khi Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, ngoài lên tiếng phản đối, cả quân đội Mỹ và Nhật đều ngay lập tức có động thái thách thức, như triển khai máy bay ném bom B-52 vào khu vực. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng các nước Đông Nam Á nhỏ hơn có thể gặp khó khăn hơn nếu như một ADIZ được thiết lập ở Biển Đông.

Một nhà hoạch định chính sách cấp cao của Nhật giấu tên nhận định rằng một vùng nhận dạng phòng không kiểu như vậy sẽ là thảm họa vì nó có thể sẽ hạn chế nghiêm trọng hoạt động hàng không và hàng hải trong khu vực.

Minh Châu

Theo VNE

Tác động vụ hành quyết con tin lên chính sách đối ngoại Nhật Bản?

Nhật Bản, quốc gia vốn luôn cảm thấy xa lạ với những vấn đề địa chính trị, vừa trải qua một cú sốc khi hai công dân của nước này bị các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Syria giết hại.

Tác động vụ hành quyết con tin lên chính sách đối ngoại Nhật Bản? - Hình 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) rời cuộc họp nội các tại Tokyo sau khi đoạn băng video mới được công bố ngày 1/2 (ảnh: AFP/ TTXVN)

Quốc đảo này đã đóng cửa với thế giới bên ngoài trong hai thế kỷ nằm dưới sự cai trị của Samurai. Sau đó, sự nổi lên của chủ nghĩa quân phiệt và việc chiếm đóng các nước láng giềng trước khi xảy ra Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã gây ra những hậu quả thảm khốc, khiến Nhật Bản quay trở lại với chủ nghĩa biệt lập. Trong hai thập kỷ qua, Nhật Bản đã nhiều lần muốn vươn ra bên ngoài, và Thủ tướng Shinzo Abe hiện đang thúc đẩy việc Nhật Bản đóng một vai trò quốc tế lớn hơn khi tìm cách nới lỏng những hạn chế về quân sự được quy định trong Hiến pháp - một động thái gây ra nhiều tranh cãi.

Như những gì Nhật Bản đã học được từ lịch sử, vươn ra thế giới bên ngoài không tránh khỏi sẽ gặp rủi ro. Câu hỏi đặt ra là liệu những rủi ro đó có khiến Nhật Bản lại rút vào vỏ bọc của mình hay không.

Tác động vụ hành quyết con tin lên chính sách đối ngoại Nhật Bản? - Hình 2

Người dân Nhật Bản tham gia cuộc tuần hành trong im lặng tại thủ đô Tokyo, bày tỏ sự tiếc thương đối với Kenji Goto (ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà phân tích cho rằng còn quá sớm để dự báo về tác động của vụ khủng hoảng con tin do tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng thực hiện tới chính sách của chính phủ và tâm lý của xã hội Nhật Bản. Những gì trong quá khứ cho thấy, mặc dù tỏ ra lo ngại, song Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục dần mở rộng vai trò quân sự của mình. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong thời gian tới, khi Quốc hội Nhật Bản được cho là sẽ chấp thuận những đề nghị của ông Abe để cho phép Lực lượng Phòng vệ được quyền hành động nhiều hơn.

Lên nắm quyền trong 2 năm qua, ông Abe đã có nhiều chuyến công du nước ngoài hơn những người tiền nhiệm, gặp gỡ hàng chục người đồng cấp ở khu vực Mỹ Latinh, châu Phi, châu Âu và Đông Nam Á. Chuyến đi gần đây nhất của ông là tới Trung Đông, nơi ông cam kết sẽ cung cấp viện trợ phát triển và viện trợ nhân đạo cho những quốc gia đang chiến đấu chống lại IS. Nhật Bản đang tìm cách đóng một vai trò quốc tế lớn hơn bằng việc tham gia nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố, cho dù Nhật Bản không thể đóng góp quân vì những quy định trong Hiến pháp của nước này.

Tác động vụ hành quyết con tin lên chính sách đối ngoại Nhật Bản? - Hình 3

Con tin người Nhật Bản Kenji Goto cầm bức ảnh thi thể Haruna Yukawa, một con tin khác của Nhật Bản bị IS hành quyết (ảnh: AFP/ TTXVN)

Trong bài phát biểu tại Cairo ngày 17/1, ông Abe nói: "Nhật Bản sẽ làm tất cả những điều này nhằm giúp ngăn chặn mối đe dọa từ IS. Tôi sẽ cam kết hỗ trợ 200 triệu USD cho những quốc gia đang chiến đấu chống lại IS, nhằm giúp các nước này tăng cường lực lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng...". Trong đoạn phim đăng tải trên mạng chỉ ba ngày sau đó, IS đã cáo buộc Nhật Bản đóng góp tiền để "giết hại phụ nữ và trẻ em" và đe dọa sẽ giết hai con tin người Nhật Bản mà chúng đang bắt giữ.

Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản đối mặt với một cuộc khủng hoảng như vậy. Năm 2004, Nhật Bản đã cử hàng trăm binh lính tới Iraq nhằm hỗ trợ công cuộc tái thiết của quốc gia này. Mặc dù không tham chiến, song hành động triển khai quân ở nước ngoài này đã phá vỡ chính sách trước đây của Nhật Bản. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải có một điều luật đặc biệt và mở rộng giới hạn của quyền tự vệ được quy định trong Hiến pháp - hành động bị một số người cho là đã đi quá xa. Ở trong nước, nhiều người phản đối việc triển khai quân tới Iraq.

Những hành động bạo lực đã gây sốc trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Nhật Bản, nơi có tỷ lệ sở hữu súng và tỷ lệ giết người thấp nhất thế giới. So với Mỹ và châu Âu, đối với Nhật Bản, những rắc rối của Trung Đông dường như là vấn đề xa vời. Không giống như New York hay Paris, Tokyo chưa từng bị những phần tử Hồi giáo cực đoan tấn công. "Mainichi", một trong những tờ báo lớn của Nhật Bản, bình luận: "Đây là điều bất thường khi Nhật Bản - quốc gia không tham gia các chiến dịch quân sự (chống lại tổ chức IS) - trở thành mục tiêu bị tấn công". Báo này kết luận: "Chúng ta không còn sống trong thời đại mà chúng ta cảm thấy được an toàn chỉ vì chúng ta là người Nhật".

Nhiều thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Nhật Bản tập trung vào phát triển kinh tế và phụ thuộc nhiều vào sự bảo vệ của Mỹ để tránh khỏi những mối đe dọa toàn cầu. Ngày nay, mọi việc vẫn như vậy, tuy nhiên trong hơn 20 năm qua, Nhật Bản đã triển khai quân ở nước ngoài một cách rất thận trọng. Và động thái này đã gây ra nhiều rủi ro. Vượt qua sự phản đối của dư luận, năm 1992, Quốc hội Nhật Bản đã cho thông qua một đạo luật cho phép nước này cử binh lính và các lực lượng khác tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ). Một năm sau, một cảnh sát Nhật đã bị sát hại tại Campuchia. Kể từ đó, cảnh sát Nhật Bản rút khỏi lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, tuy nhiên quân đội Nhật Bản vẫn tiếp tục tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình khác.

Năm 2004, việc một con tin Nhật Bản bị giết hại tại Iraq đã làm gia tăng sức ép đòi rút quân về nước lên chính phủ, tuy nhiên sứ mệnh này vẫn được tiếp tục tới năm 2006.

Một thập kỷ sau, ông Abe lại nỗ lực thúc đẩy Nhật Bản đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Năm ngoái, ông đã tìm cách diễn giải lại Hiến pháp nhằm cho phép Nhật Bản, trong một số tình huống, được triển khai quân đội để bảo vệ các đồng minh bị tấn công. Ông vẫn cần Quốc hội thông qua những thay đổi pháp lý cần thiết để cho phép quân đội được hành động như vậy và thậm chí còn nhiều hơn nữa. Chắc chắn cuộc tranh luận sẽ còn nóng lên nữa, tuy nhiên đảng của ông Abe hiện đang chiếm đa số ghế trong Quốc hội và ông có thể sẽ thực hiện được mục tiêu của mình.

Theo TTK/baotintuc.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine
22:04:59 12/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
'Điểm chung' từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump
22:04:07 12/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024

Tin đang nóng

Công an TP HCM bắt Nguyễn Đỗ Trúc Phương, biệt danh "cô tiên"
12:55:46 14/11/2024
Đình chỉ giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân
11:29:25 14/11/2024
Ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây... liên quan thế nào đến chuyên án ma tuý VN10?
13:07:31 14/11/2024
Chi Dân bất ổn trong bệnh viện?
12:37:44 14/11/2024
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác
11:37:41 14/11/2024
Nghi vấn hẹn hò 1 thập kỷ của tài tử quá cố và "nàng cháo" Kim So Eun: Chưa thành đôi đã âm dương cách biệt!
11:00:36 14/11/2024
Bạn trai bí mật của người mẫu Andrea An Tây
10:43:12 14/11/2024
Cô bé sở hữu vẻ đẹp như thiên thần được "bà trùm" khen nức nở, hóa ra là con gái của một đại mỹ nhân đình đám Vbiz
12:34:07 14/11/2024

Tin mới nhất

Tòa án Pháp yêu cầu Google dừng dự án chặn tìm kiếm tin tức đang tranh cãi bản quyền

14:11:50 14/11/2024
Để giải quyết vấn đề này, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua "quyền liên quan" vào năm 2019, cho phép các phương tiện truyền thông in ấn yêu cầu bồi thường khi nội dung của họ bị bên khác sử dụng.

28,9 triệu người Sudan cần viện trợ nhân đạo do xung đột

14:09:04 14/11/2024
Trước đó cùng ngày, Chính phủ Sudan đã quyết định gia hạn việc mở cửa khẩu biên giới Adre với Cộng hòa Chad thêm 3 tháng nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung cấp viện trợ nhân đạo.

Lạm phát 'cứng đầu', Fed có thể 'hãm phanh' lãi suất

14:04:23 14/11/2024
So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 10 tăng 2,6% sau khi tăng 2,4% trong tháng Chín. Mức tăng này đã chậm lại đáng kể so với mức đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022, nhưng vẫn ở trên mục tiêu 2% của Fed.

Tính năng quảng cáo sẽ xuất hiện trên Threads vào đầu năm 2025

13:59:28 14/11/2024
Một người phát ngôn của Meta cho biết: Vì ưu tiên của chúng tôi là xây dựng giá trị cho người tiêu dùng trước tiên, nên hiện tại không có quảng cáo hoặc tính năng kiếm tiền nào trên Threads .

HĐBA LHQ quan ngại các cuộc tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình tại Liban

13:53:31 14/11/2024
Trước tình hình căng thẳng leo thang, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã có chuyến thăm Liban và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này.

Báo Mỹ: Phương Tây đang thừa nhận thực tế Ukraine có thể phải 'đổi đất lấy hòa bình'

13:45:38 14/11/2024
Tuy nhiên, những đề xuất này đang gây ra vấn đề cho NATO, vì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từ chối mọi đề xuất từ bỏ các yêu sách lãnh thổ.

Lý do Thái tử Saudi Arabia kêu gọi Israel không tấn công Iran

13:39:47 14/11/2024
Bình luận về lời kêu gọi trên, nhà nghiên cứu chính trị Mehran Kamrava, Giáo sư chính phủ tại Đại học Georgetown Qatar, nhận định: "Đây chắc chắn là một diễn biến thú vị".

Bitcoin gần chạm 92.000 USD

13:32:59 14/11/2024
Kể từ đầu năm đến nay, giá bitcoin đã tăng hơn 90%. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá bitcoin sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới và hướng tới mốc 100.000 USD trong năm nay.

Tổng giám đốc IAEA tới Tehran trao đổi về chương trình hạt nhân của Iran

13:31:55 14/11/2024
Tuyên bố được đưa ra khi ông Grossi trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 10 tăng gần gấp 4 lần

13:24:29 14/11/2024
Lý giải về tình trạng này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết nguyên nhân phần lớn là do các yếu tố đột xuất, trong đó có việc điều chỉnh các khoản thanh toán phúc lợi và hoãn thu thuế do thiên tai trong năm 2023.

APEC 2024: Tổng thống Peru ưu tiên tăng trưởng bền vững trong chương trình nghị sự

13:14:55 14/11/2024
Diễn đàn lần thứ hai về Tương lai bền vững là một trong những hoạt động quan trọng trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima với chủ đề Trao quyền. Bao trùm.

Ngoại trưởng Mỹ cam kết đảm bảo viện trợ để Ukraine tiếp tục chiến đấu

13:12:52 14/11/2024
Ngoại trưởng Blinken tiết lộ Washington sẽ thích nghi và điều chỉnh các phương án hỗ trợ thiết bị quân sự cho Ukraine, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

Thái độ gây chú ý của Kỳ Duyên trước vương miện Miss Universe 2024

Sao việt

14:44:25 14/11/2024
Khi đứng trước chiếc vương miện Miss Universe 2024, Kỳ Duyên đã chăm chú ngắm nhìn lâu và còn có hành động đưa tay lên trước như đang cầu nguyện, hy vọng.

Hoa hậu Kỳ Duyên đem 72 bộ đồ, biến hóa đa dạng ở Miss Universe 2024

Phong cách sao

14:41:14 14/11/2024
Đêm thi bán kết và chung kết Miss Universe 2024 sẽ diễn ra từ 9h vào ngày 15/11 và 17/11 (giờ Hà Nội) tại đấu trường Arena CDMX (Mexico), với sự tham dự của gần 130 người đẹp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Hòa giải bất thành vụ tranh chấp tài sản giữa em và con gái nghệ sĩ Vũ Linh

Pháp luật

14:36:59 14/11/2024
Cả em và con gái nghệ sĩ Vũ Linh đều không đồng ý hòa giải, nhất quyết cạch mặt nhau và giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, phản tố.

Tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời bị "khủng bố" trước khi đột ngột qua đời ở tuổi 39

Sao châu á

14:33:40 14/11/2024
Khán giả đang sốc trước thông tin cuộc sống của Song Jae Rim đã bị xâm phạm, đe dọa trong nhiều năm qua bởi đối tượng này.

Karik sửa status 3 lần giữa đêm, xưng "mày - tao" khi có người hỏi về rapper diss HIEUTHUHAI

Nhạc việt

14:24:19 14/11/2024
Rạng sáng 14/11, Karik bất ngờ cập nhật dòng trạng thái với nội dung liên quan đến văn hoá rap Anh chỉnh sửa 3 lần mới ra được bài đăng cuối cùng.

Lạc mẹ suốt 50 năm, tìm mãi hóa ra đó là bà chủ tiệm bánh gần nhà

Netizen

14:20:34 14/11/2024
Được nhận nuôi lúc mới chào đời, người đàn ông Mỹ luôn đau đáu tìm mẹ ruột, đến 50 tuổi mới nhận ra bà chủ tiệm bánh mình thường ghé qua chính là người sinh ra mình.

Lisa bật khóc, có phản ứng lạ khi fan "dí" chuyện yêu bạn trai CEO tỷ phú

Nhạc quốc tế

14:20:00 14/11/2024
Là buổi fanmeeting tại quê nhà Thái Lan nên Lisa vô cùng thoải mái để thể hiện cảm xúc của mình. Trong phần giao lưu với người hâm mộ, cô không khỏi xúc động mà bật khóc.

NSND Quốc Anh: Làm phim điện ảnh như Trấn Thành rất tốt

Hậu trường phim

14:07:43 14/11/2024
NSND Quốc Anh dẫn chứng Trấn Thành đang làm điện ảnh rất tốt và cho rằng điện ảnh miền Bắc nên xem đây như một ví dụ thành công.

Chinh phục 'ngưu vương' Tây Bắc

Du lịch

13:34:17 14/11/2024
Nhìu Cồ San là đỉnh núi cao thứ 8 của Việt Nam, hấp dẫn nhiều người khao khát chinh phục bởi địa hình và thảm thực vật thay đổi rõ rệt theo độ cao.

ILP CORP. – Nhà sản xuất nước hoa từ Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác tại thị trường Việt Nam

Làm đẹp

13:29:13 14/11/2024
Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 năm 2024, ILP CORP., một trong những công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu nước hoa từ Hàn Quốc, đã có chuyến công tác quan trọng đến Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường.

Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ

Tin nổi bật

13:28:59 14/11/2024
Hai phòng khám có hành vi vẽ bệnh, moi tiền các thai phụ trên bàn mổ đã bị cơ quan chức năng xử phạt hàng trăm triệu đồng cùng các hình thức xử phạt bổ sung.