Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia khác ngoài Mỹ
Trước khi gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington D.C., Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến thăm Italy, Pháp, Anh và Canada để tăng cường quan hệ an ninh.
Lực lượng Phòng vệ trên bộ (GSDF) của Nhật Bản tham gia tập trận chung với lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ trên đảo Shizuoka, miền Trung Nhật Bản, ngày 23/3/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Vào tháng 6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó Nobuo Kishi nói rằng xung quanh nước này là các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân không chấp nhận tuân theo quy phạm quốc tế về hành vi.
Đứng đầu danh sách mối đe dọa đối với Nhật Bản là Trung Quốc. Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết quân đội Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự quanh Biển Hoa Đông. Cùng thời điểm, Triều Tiên đã phóng tên lửa vào Biển Nhật Bản. Tháng 10/2022, Triều Tiên lần đầu tiên phóng tên lửa tầm trung qua Nhật Bản kể từ năm 2017.
Video đang HOT
Tháng 7/2022, Nhật Bản đã công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2022. Trong Sách trắng, Nhật Bản nhấn mạnh bối cảnh cán cân quyền lực toàn cầu đang thay đổi, cạnh tranh chiến lược giữa các nước đang gia tăng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và nhiều lĩnh vực khác, trong đó nổi bật nhất là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, Sách trắng cho rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, đang bị tác động mạnh bởi các thay đổi về cán cân quyền lực toàn cầu và đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh.
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản đã dựa vào sự bảo vệ của Mỹ. Đổi lại cho việc bảo vệ Nhật Bản, Mỹ được đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ đất nước Mặt Trời mọc. Điều này tạo điều kiện để Mỹ duy trì hiện diện quân sự tại Đông Á. Hiện có 54.000 binh sĩ, hàng trăm máy bay quân sự và hàng chục chiến hạm Mỹ có mặt tại Nhật Bản.
Được Mỹ khuyến khích, vào tháng 12/2022, Nhật Bản công bố kế hoạch tăng cường quân sự lớn nhất của nước này kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai với cam kết tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng lên 2% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong vòng 5 năm (cho đến tài khóa 2027). Một phần trong số tiền này sẽ dành cho tên lửa có tầm bắn hơn 1.000 km. Thủ tướng Kishida nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong bối cảnh môi trường an ninh thay đổi.
Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến tiếp tục mở rộng năng lượng quốc phòng. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản từ cách đây 2 thập niên và đến nay là gấp 4 lần.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Anh sau khi ký kết thỏa thuận quân sự ngày 11/1 tại London. Ảnh: Telegraph
Với sự ủng hộ của Mỹ, Nhật Bản đang tìm kiếm đối tác an ninh mới để hỗ trợ cả về quân sự và ngoại giao. Tập trung được dồn vào các quốc gia vốn là đồng minh của Mỹ như Australia, Anh và Pháp. Vào ngày 11/1 tại London, Thủ tướng Kishida đã ký Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA) với người đồng cấp Anh Rishi Sunak, tạo điều kiện để hai quốc gia tập trận trên lãnh thổ của nhau.
Nhật Bản cũng tìm cách tạo quan hệ an ninh gần gũi hơn với Ấn Độ, vốn cũng là một thành viên của “bộ tứ kim cương” (còn gọi là QUAD) cùng với Nhật Bản, Mỹ và Australia. Trong cuộc đối thoại 2 2 cấp bộ trưởng lần thứ 2 tại Tokyo vào tháng 9/2022, Ấn Độ và Nhật Bản đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng song phương và tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn.
Vào tháng 12/2022, Nhật Bản tuyên bố sẽ bắt tay với Anh và Italy phát triển chiến đấu cơ mới. Đây là dự án quốc phòng quốc tế lớn đầu tiên của Nhật Bản với quốc gia khác ngoài Mỹ kể từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Nhật Bản, Mỹ sẽ tổ chức đối thoại an ninh 2+2 vào tuần tới
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản và Mỹ dự kiến sẽ tổ chức đối thoại an ninh 2 2 ở thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 11/1, trong bối cảnh hai nước nỗ lực làm sâu sắc mối quan hệ nhằm ứng phó với những thách thức an ninh trong khu vực và quốc tế.
Quốc kỳ Mỹ và Nhật Bản. Ảnh: Reuters/TTXVN
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, trong cuộc đối thoại 2 2 sắp tới, hai nước sẽ thảo luận "tầm nhìn chung về một liên minh được hiện đại hóa để giải quyết các thách thức của thế kỷ 21 ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới".
Cuộc đối thoại này diễn ra chỉ hai ngày trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Washington. Đây cũng là chuyến công du chính thức đầu tiên của Thủ tướng Kishida đến Mỹ kể từ khi nhậm chức vào tháng 10/2021. Cuộc đối thoại sắp tới có sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada bên phía Nhật Bản, và những người đồng cấp Antony Blinken và Lloyd Austin của Mỹ.
Trước đó, Nhà Trắng đã thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nhật, dự kiến diễn ra ngày 13/1. Thông báo nêu rõ cuộc gặp này nhằm mục đích "làm sâu sắc hơn quan hệ giữa chính phủ, nền kinh tế và nhân dân hai nước". Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo cũng sẽ trao đổi các vấn đề khu vực và toàn cầu như vấn đề Triều Tiên, xung đột tại Ukraine, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Nhật Bản bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm ủy viên không thường trực HĐBA LHQ Ngày 1/1/2023, Nhật Bản chính thức trở thành thành viên không thường trực HĐBA LHQ trong nhiệm kỳ 2 năm, giữa lúc ngày càng có nhiều lời kêu gọi cải cách tổ chức đa phương này. Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 27/12/2022. Ảnh: THX/TTXVN Đây là lần thứ 12, Nhật Bản đảm...