Nhật Bản tăng cường hành động đối phó Trung Quốc tại Biển Hoa Đông
Theo Lực lượng an ninh Biển Nhật Bản, từ đầu tháng 8/2016 đến nay đã có khoảng 200-300 ngư thuyền của Trung Quốc xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư.
Từ đầu năm nay, Nhật Bản cho rằng Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hoạt động, phái ngư thuyền, tàu hải cảnh xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây hành vi trái pháp luật và xâm phạm lãnh thổ Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản sẽ kiên trì hành động bảo vệ chủ quyền.
Theo Chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Hoa đông trong vòng 3 tháng kể từ trung tuần tháng 5 và sẽ bãi bỏ lệnh cấm này trong trung tuần tháng 8 này. Thông tin dự kiến sẽ được công bố vào ngày 16/8 tới.
Nhật Bản cho rằng theo Hiệp định nghề cá Nhật-Trung, thì khu vực Trung Quốc cấm thuộc vùng Đăc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, vì vậy, việc ngư thuyền của Trung Quốc đánh bắt cá khu vực này là vi phạm pháp luật.
Theo Lực lượng an ninh Biển Nhật Bản, từ đầu tháng 8/2016 đến nay đã có khoảng 200-300 ngư thuyền của Trung Quốc xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư. Tiếp theo ngư thuyền là tàu thuộc chính quyền Trung Quốc xâm nhập. Chỉ trong 4 ngày gần đây đã có 28 tàu của chính quyền Trung Quốc xâm nhập, nếu tính cả trước đó có tới 72 tàu.
Video đang HOT
Nhật Bản cho rằng, chính quyền Trung Quốc do lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa hai nước nên có khả năng tới đây sẽ tạm thời không cho các ngư thuyền của Trung Quốc xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư trong một thời gian.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, tàu Trung Quốc tăng cường xâm nhập khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Do đó, trong nội bộ đảng cầm quyền Tự do Dân chủ Nhật Bản đã có động thái hối thúc Bộ phòng vệ Nhật Bản thực hiện diễn tập chung Nhật-Mỹ tại khu vực này nhằm đối phó Trung Quốc trong tình huống xấu nhất.
Bên cạnh tăng cường hợp tác chặt chẽ với đồng minh Mỹ, Lực lượng an ninh Biển Nhật Bản cũng đã bố trí tàu tuần tra, máy bay P3C duy trì hoạt động cảnh báo, giám sát tại khu vực Senkaku/Điếu ngư.
Trong trường hợp Lực lượng an ninh Biển khó đối phó với hành vi của Trung Quốc, có khả năng lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia theo phương châm hành động bảo vệ an ninh bờ biển. Tuy nhiên, một lựa chọn tốt nhất là tăng cường cảnh giới do hợp tác Nhật-Mỹ thực hiện.
Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật Bản trong một phát biểu gần đây cũng cho biết các ngư thuyền của Trung Quốc có sự hỗ trợ của lực lượng hải quân có khả năng sẽ xâm nhập nhiều hơn khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trong trường hợp này Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ thông tin cùng Mỹ để hợp tác hành động.
Bộ trưởng Nhật: Trung Quốc chỉ 'ngó' đến Senkaku khi biết lượng dầu tiềm năng
Bộ trưởng Seiichi Eto của Nhật Bản khẳng định, Trung Quốc chỉ bắt đầu để ý đến quần đảo Senkaku sau khi có báo cáo của LHQ về trữ lượng dầu tiềm năng nơi đây.
Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách vấn đề Okinawa và vùng Lãnh thổ phương Bắc Seiichi Eto đã nói về vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại Diễn đàn Boston toàn cầu hôm 8/8.
Ông Seiichi Eto.
Bài phát biểu của ông được ghi hình và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trực tuyến, cũng như website của Bảo tàng quốc gia về chủ quyền và lãnh thổ Nhật Bản.
Trong bài phát biểu, ông trích dẫn các căn cứ lịch sử về chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Các căn cứ này đã được chỉ rõ trong Quyển thông tin về quần đảo Senkaku, do Văn phòng Kế hoạch Chính sách và Điều phối về Lãnh thổ và Chủ quyền, Thư ký Nội các chính phủ Nhật Bản thực hiện. Đồng thời, Bộ trưởng Seiichi Eto cho rằng các tuyên bố của Trung Quốc đối với quần đảo này là đơn phương và vô căn cứ.
"Trung Quốc chỉ bắt đầu tuyên bố chủ quyền từ những năm 1970, sau khi một bản báo cáo trữ lượng dầu tiềm năng trên vùng biển Hoa Đông (East China Sea) được công bố bởi Ủy ban kinh tế châu Á và Viễn Đông (ECAFE) của Liên Hợp Quốc năm 1969. Lúc này, biển Hoa Đông mới được chú ý đến", ông Eto cho biết.
Theo ông Eto, Trung Quốc đã không phản đối gì trước chủ quyền của Nhật với quần đảo trong suốt 75 năm, và chỉ nhắc đến vấn đề này gần đây. Bên cạnh đó, nước này gia tăng các hành động gây căng thẳng trong vùng biển như nhiều lần gây nguy hiểm cho các tàu cá Nhật.
Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
"Với sự quyết tâm bảo vệ vững chãi chủ quyền, lãnh hải và không phận, Nhật Bản sẽ tiếp tục hành động một cách bình tĩnh và chắc chắn để ngăn chặn sự gia tăng các tình huống căng thẳng, tìm kiếm hòa bình và ổn định khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế", ông nói.
Trong một động thái có liên quan đến sự việc, mới đây, quân đội Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành một loạt các cuộc diễn tập bắn đạn thật trên biển ở vùng biển quần đảo Châu San, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, lần lượt ở khu vực Huang Dayang từ ngày 11 đến ngày 13/8 và ở vùng biển phía Bắc Daishan từ ngày 16 đến ngày 17/8.
Nhật tố Trung Quốc thúc đẩy yêu sách chủ quyền thời Covid-19 Sách trắng Quốc phòng Nhật tố Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách chủ quyền lúc Covid-19 bùng phát và nghi ngờ Bắc Kinh thông tin sai lệch khi hỗ trợ y tế các nước. "Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông", sách trắng quốc phòng Nhật Bản, được chính phủ của Thủ...