Nhật Bản tăng án phạt phi công dùng đồ uống có cồn
Theo Japan Times, ngày 13-6, Quốc hội Nhật Bản ban hành Luật Hàng không sửa đổi, theo đó tăng án phạt đối với phi công bị phát hiện điều khiển máy bay trong tình trạng đã sử dụng cồn hoặc ma túy.
Máy bay của hãng hàng không Japan Airlines. Ảnh: Kyodo
Theo luật trên, chính thức có hiệu lực trong vòng 1 năm sau khi ban hành chính thức, mức án phạt đối với phi công bị phát hiện có nồng độ cồn khi bay được điều chỉnh từ tối đa 1 năm tù giam và 300.000 yen (2.765 USD) hiện nay lên tối đa 3 năm tù giam và 500.000 yen (4.600 USD). Luật yêu cầu các nhà sản xuất máy bay phải báo cáo với cơ quan chức năng Nhật Bản về những sự cố để đảm bảo việc sửa chữa được tiến hành nhanh chóng.
Các hãng hàng không Nhật Bản đã siết chặt các quy định sau hàng loạt sự vụ liên quan đến việc phi công sử dụng đồ uống có cồn tại các hãng hàng không Nhật Bản, theo đó các phi công buộc phải kiểm tra nồng độ cồn trước chuyến bay, và sẽ bị sa thải ngay cả khi chỉ phát hiện một lượng nồng độ cồn rất nhỏ. Tuy nhiên, các phi công điều khiển máy bay tư nhân không thuộc diện bị kiểm tra.
PHƯƠNG NAM
Video đang HOT
Theo sggp
Ở đất nước mặt trời mọc, du khách đã phải trả "thuế chia tay"
Những người không ủng hộ cho rằng loại lệ phí mới có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của những du khách có ngân sách eo hẹp.
Theo tờ Japan Times, bắt đầu từ ngày 7/1/2019, tất cả du khách rời khỏi Nhật Bản phải trả "lệ phí chia tay" (Sayonara tax) 1.000 Yen (tương đương 9 USD) theo luật được Quốc hội nước này ban hành mới đây.
Thuế xuất cảnh được áp dụng cho cả du khách người Nhật và du khách nước ngoài rời khỏi nước này bằng đường thủy hoặc đường hàng không. Lệ phí này sẽ được cộng thêm vào vé máy bay và vé tàu thủy. Trẻ em dưới 2 tuổi và hành khách quá cảnh trong vòng 24 tiếng sẽ được miễn thuế.
Thuế xuất cảnh được áp dụng cho cả du khách người Nhật và du khách nước ngoài rời khỏi nước này bằng đường thủy hoặc đường hàng không.
Chính phủ Nhật dự kiến dùng số tiền thu được từ loại thuế này này để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và quảng bá các điểm đến ở nông thôn cũng như tài trợ cho các chiến dịch quảng bá toàn cầu.
Ngoài ra, chính phủ nước này cũng lên kế hoạch yêu cầu các công ty vận hành giao thông công cộng mở rộng dịch vụ internet không dây miễn phí và đưa vào hệ thống thanh toán điện tử.
Theo hãng tin Kyodo, chính phủ dự báo số tiền thu được từ loại thuế này từ tháng 1 tới tháng 3/2019 là khoảng 6 tỷ Yên và có kế hoạch phân bổ một phần số tiền này vào việc lắp đặt các cổng nhận diện khuôn mặt.
Hôm 18/4, Quốc hội Nhật Bản ra quy định hạn chế sử dụng tiền thu được từ thuế xuất cảnh cho các dự án không liên quan tới du lịch, đáp lại loạt chỉ trích rằng khoản thu thuế được dùng cho những mục đích khác.
Trong vài năm trở lại đây, lượng khách quốc tế tới Nhật Bản tăng vọt, giúp thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Năm 2017, nước này đón lượng du khách quốc tế kỷ lục 28,69 triệu người, tăng 19,3% so với năm trước đó và là năm thứ 6 tăng liên tiếp, theo Japan Times.
Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đặt mục tiêu tăng con số đó lên 40 triệu người vào năm 2020 khi nước này đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè và Paralympic Games, và lên 60 triệu người vào năm 2030.
Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JNTO), năm ngoái, Nhật đón 400.000 du khách Singapore, chiếm 1,4% tổng số chuyến của du khách nước ngoài. Trong khi đó, lượng du khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm nhiều nhất với tỷ lệ mỗi nước là 25%.
Một số như Mỹ, Australia và Hàn Quốc cũng áp dụng thuế xuất cảnh tương tự. Mỹ áp mức phí gần 14 USD đối với du khách quốc tế, trong khi Australia và Hàn Quốc tính phí lần lượt là 46,5 USD và 9 USD.
Những người không ủng hộ cho rằng loại lệ phí mới có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của những du khách có ngân sách eo hẹp.
Tại Nhật, chính quyền thành phố Tokyo và tỉnh Osaka hiện đã thu thuế lưu trú từ 100 - 300 Yên (0,9 - 2,8 USD)/người/đêm để tài trợ cho việc quảng bá du lịch địa phương cùng các chương trình khác. Còn Kyoto dự kiến bắt đầu thu loại thuế này từ tháng 10 năm nay.
Theo Hoài Thu (Vneconomy)
Ari Fuji - nữ cơ trưởng máy bay thương mại đầu tiên của Nhật Bản Từ khi còn học phổ thông, Ari Fuji bắt đầu nhận ra mình muốn trở thành phi công. Thế nhưng, tại Nhật Bản, người ta hầu như chưa bao giờ nghe nói tới nữ phi công, do đó giấc mơ của cô chẳng khác gì chuyện "hái sao trên trời". Ngoài vai trò là cơ trưởng, Fuji (trái) còn là một giáo viên...