Nhật Bản tài trợ các quốc gia châu Á phân phối vaccine ngừa COVID-19
Ngày 9/3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sẽ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 4,5 tỷ yên (41 triệu USD) cho 25 quốc gia ở khu vực châu Á và các đảo ở Thái Bình Dương nhằm hỗ trợ xây dựng mạng lưới phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo bộ trên, khoản viện trợ không hoàn lại sẽ được sử dụng để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định cho các cơ sở bảo quản lạnh, phương tiện vận chuyển và các thiết bị khác cần thiết cho việc phân phối vaccine. Trong số các quốc gia sẽ nhận viện trợ của Nhật Bản lần này có Việt Nam và các nước Đông Nam Á là Campuchia, Indonesia, Philippines, Lào và Thái Lan cùng các nước khác.
Nhật Bản đặt mục tiêu giúp đảm bảo cung cấp vaccine “đến từng người ở khắp mọi nơi tại các nước đang phát triển” với hy vọng sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19. Quốc gia Đông Bắc Á này cũng đã cam kết tài trợ 200 triệu USD cho Cơ chế cung cấp vaccine toàn cầu (COVAX) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu. Sáng kiến COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới vào cuối năm 2021.
Video đang HOT
* Trung Quốc đã chính thức triển khai chương trình cấp chứng nhận y tế điện tử dành cho người dân trong nước.
Theo Hãng tin AFP, chứng nhận điện tử này, thể hiện hồ sơ tiêm chủng và kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, bắt đầu hoạt động từ ngày 8/3 trên nền tảng mạng xã hội WeChat của Trung Quốc. Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết việc triển khai chương trình chứng nhận y tế “nhằm thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại xuyên biên giới”. Tuy nhiên chứng nhận y tế quốc tế này hiện chỉ dành cho công dân Trung Quốc và vẫn chưa phải loại giấy tờ bắt buộc. Bên cạnh hình thức số hóa, loại chứng nhận này cũng được cấp dưới bản cứng và được cho là hình thức “hộ chiếu vaccine” đầu tiên được triển khai trên thế giới.
Trong khi đó, hãng Tân Hoa xã (Trung Quốc) cùng ngày cũng đưa tin chương trình chứng nhận y tế sẽ cấp cho công dân Trung Quốc một mã QR để các nước có thể nắm được thông tin về tình hình sức khỏe của họ khi cần. Tại Trung Quốc hiện nay, người dân cũng đã được yêu cầu xuất trình “các mã sức khỏe QR” trên ứng dụng WeChat và trên các ứng dụng điện thoại thông minh khác khi họ sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng như tới nhiều địa điểm công cộng. Những ứng dụng này theo dõi địa điểm của người dùng và tạo ra một mã “xanh” – đồng nghĩa sức khỏe tốt – nếu người đó không tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 hay đi tới các điểm nóng dịch bệnh.
Hiện ý tưởng về viêc sư dung “hộ chiếu vaccine”, theo đó cho phép những người đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đươc tự do đi lại, đang gây chia re công đông quôc tê. Trong khi một số quốc gia ủng hộ y tương nay, coi đây la lối thoát cho ngành du lịch và hàng không đang gặp khó khăn, môt sô quốc gia khác lại bay to nghi ngai bơi đên nay mơi chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số thế giới được chủng ngừa. Mỹ và Anh là những nước đang cân nhắc việc áp dụng các giấy phép đi lại tương tự. Liên minh châu Âu cũng đang xúc tiến triển khai “thẻ xanh kỹ thuật số” chứng nhận việc tiêm chủng nhằm nối lại các hoạt động đi lại quốc tế vào mùa hè này.
Australia tiếp nhận 300.000 liều vaccine AstraZeneca
Ngày 28/2, Australia tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng AstraZeneca/Oxford gồm 300.000 liều để chuẩn bị cho việc tăng cường chiến dịch tiêm chủng trên cả nước.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết lô vaccine trên sẽ được Cơ quan quản lý sản phẩm điều trị (TGA) kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng từ ngày 8/3 tới.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định việc tiếp nhận lô vaccine trên đánh dấu mốc quan trọng trong lộ trình tiêm chủng ở Australia.
Theo kế hoạch, Australia sẽ tiếp nhận tổng số 1,2 triệu liều vaccine AstraZeneca từ nước ngoài trước khi đưa vào sử dụng gần 50 triệu liều vaccine do chính nước này sản xuất từ cuối tháng 3. Hầu hết người dân "xứ chuột túi" sẽ được tiêm loại vaccine AstraZeneca.
Bắt đầu từ ngày 22/2, quốc gia lớn nhất Đại Tây Dương với 25 triệu dân đã chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 với vaccine Pfizer (Mỹ) cho một số đối tượng ưu tiên như nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên làm việc tại các cơ sở cách ly, người già và người khuyết tật.
Cho đến nay, gần 30.000 người Australia đã được tiêm chủng, trong đó có 8.110 người cao tuổi và người khuyết tật tại 117 cơ sở chăm sóc. Australia dự kiến hoàn thành kế hoạch chiến dịch tiêm chủng quốc gia vào tháng 10 tới.
Đức xem xét tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm người trên 65 tuổi Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Đức đang cân nhắc sửa đổi khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho những người dưới 65 tuổi. Giới chức Đức đánh giá với những dữ liệu mới, trong đó có kết quả nghiên cứu hết sức khả quan tại Scotland, thì loại vaccine này đã cho thấy hiệu quả rất tốt và có thể...