Nhật Bản sử dụng tế bào gốc đa năng trong điều trị ung thư
Các tế bào NKT sẽ được lấy từ những người khỏe mạnh, sau đó sẽ tạo ra các tế bào iPS và nhân lên với số lượng lớn. và cần hai năm để đánh giá hiệu quả, mức độ an toàn của phương pháp điều trị.
Ảnh minh họa. (Nguồn: genengnews.com)
Ngày 29/6, nhóm nghiên cứu của Đại học Chiba và Viện nghiên cứu lý hóa Nhật Bản Riken đã công bố phương pháp điều trị ung thư đầu tiên trên thế giới bằng cách cấy ghép các tế bào miễn dịch NKT (Natural killer T cells) được tạo ra từ các tế bào gốc đa năng (iPS) cho các bệnh nhân ung thư.
Ca cấy ghép đầu tiên dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng Tám tới.
Video đang HOT
Kế hoạch thử nghiệm lâm sàng nói trên đã được Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA) Nhật Bản phê duyệt ngày 27/5 vừa qua.
Theo kế hoạch, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thử nghiệm bước đầu đối với 4 đến 18 bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ trong độ tuổi từ 20 đến 80 và hiện không đáp ứng với các phác đồ điều trị thông thường.
Các tế bào NKT – một loại tế bào miễn dịch có chức năng tấn công các tế bào ung thư, sẽ được lấy từ những người khỏe mạnh, sau đó sẽ tạo ra các tế bào iPS và nhân lên với số lượng lớn. Trong giai đoạn đầu, khoảng 150 triệu tế bào iPS sẽ được cấy ghép cho mỗi bệnh nhân trong ba chu kỳ.
Nhóm nghiên cứu cho biết cần hai năm để đánh giá hiệu quả, mức độ an toàn và xác định phương pháp này có được đưa vào danh mục hưởng chế độ bảo hiểm y tế hay không.
Hiện nay, biện pháp điều trị ung thư được thực hiện bằng cách lấy các tế bào NKT từ cơ thể người bệnh, sau đó nhân lên với số lượng lớn và truyền lại cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng được đối với 30% bệnh nhân ung thư do số lượng tế bào NKT trong cơ thể bệnh nhân có hạn và cần thời gian để tạo ra số lượng tế bào cần thiết.
Biện pháp sử dụng tế bào iPS được kỳ vọng có thể tạo ra số lượng lớn tế bào NKT trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Các tế bào NKT được Riken phát hiện vào năm 1986 và được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư khi chúng tấn công các tế bào lạ mà không cần tín hiệu của tế bào chỉ huy, đồng thời, kích hoạt hoạt động các tế bào miễn dịch khác./.
Phương pháp bất ngờ cứu bệnh nhân ung thư chỉ trong 1 tuần
Viện Ung thư London (Anh) vừa công bố một liệu trình điều trị mới dựa trên xạ trị truyền thống giúp việc chữa trị ung thư phổi, ruột, vú và tuyến tiền liệt...được hiệu quả hơn.
Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Jeanette Dickson, cho biết bệnh nhân luôn muốn tổng thời gian liệu trình điều trị càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên trước đây, các bác sĩ lo ngại rằng các đợt xạ trị quá gần nhau, mức phóng xạ quá cao có thể gây tổn hại đến sức khỏe bệnh nhân và ảnh hưởng đến các tế bào lành.
Xạ trị theo liệu trình mới có thể giúp việc chữa trị bệnh ung thư hiệu quả hơn (ảnh minh họa từ Internet)
Thế nhưng trong nghiên cứu vừa công bố trên The Lancet, các nhà khoa học đã thành công trong việc thực hiện liệu trình điều trị ung thư gồm 5 lần xạ trị chỉ trong vòng 1 tuần với liều phóng xạ cao hơn, thay vì chia làm nhiều lần trong vòng 3 tuần cho cùng một bệnh cảnh.
Nhiều bệnh nhân đã tham gia thí nghiệm trong bối cảnh dịch Covid-19 làm các bệnh viện quá tải, khiến việc triển khai các liệu trình điều trị ngắn hạn vô cùng có lợi cả về việc giảm tải lẫn việc đề phòng lây nhiễm. Kết quả là ở nhiều người, căn bệnh thậm chí còn được tiêu diệt hiệu quả hơn mà không ra tác dụng phụ như lo lắng ban đầu.
Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm là người mắc ung thư phổi, ruột, vú và tuyến tiền liệt, là những bệnh ung thư thuộc nhóm phổ biến nhất tại Anh.
Tác dụng phụ thuốc trúng đích chữa ung thư Nhiều bệnh nhân đang điều trị ung thư tại nhà bằng một số thuốc trúng đích đã gặp phải nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, viêm da, phát ban, tiêu chảy... Theo tài liệu hướng dẫn của Bệnh viện K, Hà Nội, điều trị ung thư có nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch... Những năm...