Nhật Bản: Số người nhập viện liên quan thực phẩm bổ sung của Kobayashi tăng cao
Ngày 8/4, truyền thông Nhật Bản dẫn thông báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi nước này cho biết số người nhập viện do tổn hại sức khỏe liên quan thực phẩm bổ sung có chứa gạo men đỏ của hãng dược Kobayashi đã tăng lên 212 người.
Nhà máy của Công ty dược phẩm Kobayashi tại Osaka, Nhật Bản, ngày 27/3/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo bộ này, dựa trên báo cáo từ hãng Kobayashi, đã có tổng cộng 1.224 người cần khám sức khỏe tính đến ngày 7/4 và nhà sản xuất này đã nhận được khoảng 53.000 truy vấn của khách hàng. Trong các cuộc chất vấn tại trụ sở của Kobayashi ở thành phố Osaka vào ngày 6/4, nhiều trao đổi đã được đưa ra liên quan khoảng thời gian 2 tháng từ khi nhà sản xuất nhận biết về các vấn đề với sức khỏe người dùng cho đến thời điểm công khai những thông tin đó.
Nhà kinh tế trưởng Hidetoshi Tashiro tại công ty Sigma Capital Ltd. của Nhật Bản nhận định cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm của Kobayashi cũng bộc lộ những vấn đề về tổ chức trong công ty. Là một doanh nghiệp gia đình điển hình của Nhật Bản, nhà sản xuất thuốc này dường như đã ưu tiên lợi ích gia đình hơn lợi ích của khách hàng trong việc ra quyết định, đồng thời việc họ không tiến hành các biện pháp ngay lập tức hoặc báo cáo với chính quyền về những phản ánh tổn hại sức khỏe của khách hàng đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Video đang HOT
Thực phẩm bổ sung men gạo đỏ Beni-koji Choleste Help của Kobayashi có liên quan tới 5 trường hợp tử vong do bệnh thận. Sản phẩm này được bày bán trên thị trường kể từ tháng 2/2021 kèm quảng cáo có tác dụng làm giảm cholesterol LDL. Tính đến cuối tháng 2 năm nay, Kobayashi đã bán được khoảng 1 triệu gói. Theo Bộ Y tế Nhật Bản và công ty này, một thành phần ngoài ý muốn có tên là axit puberulic, nguồn gốc từ nấm mốc xanh, đã được phát hiện trong sản phẩm được sản xuất tại nhà máy của hãng tại Osaka. Nhà máy này đã đóng cửa vào tháng 12/2023. Bộ Y tế cho biết axit puberulic là một chất kháng khuẩn và chống sốt rét mạnh, có thể gây độc, nhưng vẫn chưa rõ mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe hoặc gây tổn thương thận.
Thêm một nhà máy của hãng dược phẩm Kobayashi bị kiểm tra
Ngày 31/3, giới chức y tế của Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thanh kiểm tra một nhà máy của Công ty dược phẩm Kobayashi ở tỉnh Wakayama sau các báo cáo về trường hợp tử vong và nhập viện có thể liên quan đến sản phẩm có bổ sung men gạo đỏ của hãng.
Hoạt động kiểm tra này diễn ra một ngày sau khi giới chức y tế Nhật Bản thanh tra một nhà máy của hãng ở Osaka.
Nhân viên Bộ Y tế Nhật Bản kiểm tra nhà máy của Công ty dược phẩm Kobayashi ở Osaka ngày 30/3/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo đài truyền hình NHK của Nhật Bản, một nhóm gồm 17 quan chức y tế thuộc chính quyền trung ương và tỉnh đã kiểm tra hoạt động sản xuất tại nhà máy của hãng ở thành phố Kinokawa thuộc tỉnh Wakayama ở phía Tây Nhật Bản. Công tác thanh kiểm tra này được tiến hành theo luật vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc gia Đông Bắc Á này. NHK cho biết nhà máy ở tỉnh Wakayama đã tiếp quản việc sản xuất sản phẩm bổ sung men gạo đỏ "beni-koji" của công ty, sau khi hãng đóng cửa nhà máy ở Osaka nói trên vào tháng 12/2023.
Yuko Tomiyama - người phát ngôn của công ty Kobayashi cho biết hãng đang hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra.
Công ty cho biết hiện chưa có nhiều thông tin để xác định chính xác nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe của người dùng, bao gồm những báo cáo về bệnh thận. Tất cả sản phẩm của hãng đều sử dụng một loại men gạo đỏ được gọi theo tiếng Nhật là "beni-koji". Sản phẩm của hãng mang thương hiệu "Beni Koji Choleste Help" được quảng cáo là giúp giảm nồng độ cholesterol xấu.
Theo nhà máy của hãng tại Osaka, khoảng 1 triệu thùng hàng đã được bán ra trong 3 năm tài chính vừa qua. Công ty cũng bán men gạo đỏ "beni-koji" cho các nhà sản xuất khác và một số sản phẩm đã được xuất khẩu. Người dân có thể mua các sản phẩm thực phẩm bổ sung tại các hiệu thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.
Mặc dù chất men gạo đỏ đã được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm từ nhiều năm qua song đến năm 2023 mới xuất hiện những báo cáo về vấn đề sức khỏe đối với người dùng. Hai tháng sau khi nhận được những báo cáo chính thức như vậy, hãng đã quyết định thu hồi sản phẩm vào ngày 22/3. Đến ngày 29/3, công ty đã báo cáo tổng cộng 5 trường hợp tử vong và 114 người phải nhập viện điều trị sau khi sử dụng sản phẩm của hãng.
Bộ Y tế Nhật Bản cho rằng các chất bổ sung có thể là nguyên nhân gây ra tử vong và những vấn đề sức khỏe, đồng thời cảnh báo số người bị ảnh hưởng có thể tăng lên.
Nhằm ngăn chặn những nguy cơ sức khỏe liên quan đến sản phẩm thực phẩm bổ sung, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các cơ quan chức năng đánh giá lại hệ thống phê duyệt sản phẩm trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Nhật Bản cấp phép sử dụng thuốc Lecanemab chữa Alzheimer Ngày 25/9, Bộ Y tế Nhật Bản cấp phép sản xuất và bán thuốc điều trị bệnh Alzheimer do công ty dược phẩm nội địa Eisai Co. và công ty Biogen Inc. của Mỹ phối hợp phát triển. Thuốc Lecanemab. Ảnh: 9News Thuốc Lecanemab, nhãn hiệu Leqembi, là thuốc đầu tiên được cấp phép ở Nhật Bản vừa để điều trị các nguyên...