Nhật Bản siết chặt vòng kim cô quanh Trung Quốc
- Một liên minh chiến lược trong khu vực châu Á đang được Nhật Bản thiết lập nhằm kiềm tỏa sự bành trướng của Trung Quốc.
Hiện tại, cả thế giới đang hướng về những động thái của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Úc trong chuyến thăm lịch sử (Ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm Úc kể từ năm 2002) chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm kéo dài 60 năm qua, cho phép thực thi quyền “phòng vệ tập thể”.
Theo báo Yomiuri, Tokyo và Canberra đang xem xét ký một thỏa thuận song phương nhằm tạo điều kiện cho quân đội Úc đến thăm và tập trận ở Nhật. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo sẽ ra tuyên bố chung kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh song phương để từ đó tiến tới đàm phán ký kết Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA).
Nhật – Úc sẽ tập trận chung
Nếu được ký, VFA sẽ cho phép bỏ qua việc kiểm tra hải quan đối với những thiết bị, khí tài mà Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) và quân đội Úc mang vào nước kia. Hiệp ước còn cho phép xe tăng cũng như các loại xe quân sự khác của Úc vận hành trên các con đường ở Nhật.
Dĩ nhiên, để thiết lập được liên minh chiến lược với Úc, Nhật Bản sẽ phải khá nhọc công bởi theo giới quan sát, Trung Quốc đang quá thống lĩnh trong quan hệ kinh tế với Úc. Dù vậy, Nhật Bản có một điểm lợi là Úc ngày càng quan ngại về tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đi xuống của Trung Quốc và họ cũng đang nỗ lực để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
Video đang HOT
Như vậy, khi “mối họa” Trung Quốc đang rình rập bên ngoài, Nhật Bản đã sẵn sàng mở rộng cửa đón Úc, như đã làm đối với Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản.
Động thái này cũng cho thấy Nhật không yên lòng ngồi đợi Mỹ tới cứu theo hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật ký kết năm 1960 trước sự tấn công của Trung Quốc. Với phương châm tự cứu mình trước khi trời cứu, Nhật Bản đã chủ động đặt ra chiến lược củng cố và tăng cường quan hệ với các nước ở Đông Nam Á, đồng minh Mỹ, Nga, Đài Loan, Ấn Độ…
Còn nhớ, trong chuyến đi ngắn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino tới Nhật Bản hồi tháng 6/2014, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản- Philippines trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, an ninh trên biển hiện nay đang là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước.
Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe cũng mong muốn sưởi ấm hơn nữa quan hệ với Ấn Độ. Ngay sau khi ông Narendra Modi đắc cử thủ tướng Ấn Độ, Thủ tướng Shinzo Abe đã ngỏ lời mời ông sang thăm Nhật đầu tiên, đồng thời nêu rõ mong muốn hội đàm Nhật-Ấn nên diễn ra trước khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm Ấn Độ.
Thủ tướng Narendra Modi được mô tả như một Shinzo Abe của Ấn Độ. Đảng Nhân dân Ấn Độ cũng có khuynh hướng thân Nhật. Thủ tướng Shinzo Abe là khách mời chính của sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Ấn Độ 26/1. Lúc đó hai nước đã nhất trí sẽ tổ chức tập trận hải quân song phương. Ấn Độ còn mời Nhật tham gia cuộc tập trận hàng hải Malabar với Mỹ và Úc.
Ngay cả đối với Triều Tiên, đồng minh thân cận của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tìm cách lấy lòng khi nới lỏng biện pháp trừng phạt Triều Tiên nhân lúc mối quan hệ Trung-Triều đang “cơm không lành, canh không ngọt”.
Rõ ràng, sự bành trướng của Trung Quốc đã thúc đẩy các nước liên minh lại với nhau và Nhật Bản đang thể hiện vai trò của người kết nối. Một khi liên minh chiến lược này được thiết lập, vòng kim cô sẽ bị siết chặt và Trung Quốc không thể tự tung tự tác được nữa.
An Thái
Theo Vietbao
Sợ bom tàng hình, Mỹ siết chặt an ninh hàng không
Tất cả những ai lên các chuyến bay quốc tế tới Mỹ giờ đây được yêu cầu thực hiện kiểm tra bổ sung về điện thoại và các thiết bị điện tử trước khi lên máy bay.
ảnh minh họa
Yêu cầu trên là một phần của chiến lược an ninh mà Cơ quan An ninh Vận tải Mỹ (TSA) mới áp dụng để phòng ngừa mối đe dọa về một loại hình tấn công khủng bố mới.
Hãng FoxNews dẫn tin từ TSA cho biết, cơ quan này đã yêu cầu một số sân bay ở hải ngoại thực hiện việc kiểm tra bổ sung này. Cũng theo TSA, các thiết bị không hoạt động sẽ không được phép đưa lên máy bay, và chủ nhân của chúng có thể sẽ phải thực hiện thêm thủ tục an ninh khác.
Hôm 2/7, Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson đã ra chỉ thị cho TSA tăng cường an ninh ở một số sân bay quốc tế nước ngoài có các chuyến bay trực tiếp tới Mỹ. Quyết định này dựa trên thông tin tình báo rằng chi nhánh khủng bố al-Qaeda tại Syria và Yemen đang cố gắng chế tạo một loại bom "tàng hình" có thể qua mặt an ninh sân bay.
Một số chuyên gia gợi ý, một quả bom như vậy sẽ được cài đặt trong máy tính xách tay hoặc các thiết bị điện tử khác.
Ngay sau yêu cầu của Mỹ, an ninh tại nhiều sân bay châu Âu, điển hình là ở Anh và Đức, đã được thắt chặt hơn.
"Công việc của chúng tôi là cố gắng lường trước một cuộc tấn công tiếp theo, chứ không chỉ phản ứng sau cuộc tấn công cuối cùng", ông Johnson nói trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin NBC hôm qua (6/7). "Vì vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục đánh giá tình hình thế giới. Và chúng tôi biết rằng vẫn còn đó một mối nguy khủng bố nhằm vào Mỹ".
Bộ trưởng Johnson cho biết, các nhà chức trách trong chính quyền Obama sẽ tiếp tục cân nhắc liệu có áp dụng các biện pháp an ninh tăng cường với các chuyến bay nội địa Mỹ hay không.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Washington siết chặt an ninh các chuyến bay thẳng đến Mỹ Chính quyền Mỹ lên kế hoạch tăng cường an ninh tại một số sân bay ở châu Âu và Trung Đông có chuyến bay thẳng đến Mỹ, do lo ngại nguy cơ tấn công khủng bố. Ảnh minh họa sân bay quốc tế thành phố Munich, Đức - Ảnh: Reuters Do quan ngại các nhóm khủng bố đang phát triển những thiết bị...