Nhật Bản siết chặt tình trạng khẩn cấp phòng COVID-19 khi Olympic cận kề
Ngày 14/5, nhà chức trách Nhật Bản đã gia hạn lệnh tình trạng khẩn cấp để phòng dịch COVID-19, trong bối cảnh chỉ còn hơn 2 tháng nữa là diễn ra Thế vận hội mùa Hè (Olympic Tokyo 2021).
Báo Nikkei đưa tin, trong một quyết định được đánh giá là bất ngờ, nhà chức trách Nhật Bản quyết định sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp để ứng phó với đại dịch COVID-19 tại 3 tỉnh của nước này là Hokkaido, Okayama và Hiroshima tới hết tháng 5.
Động thái này phản ánh tâm lý quan ngại của giới quan chức Nhật Bản trước tình trạng lây lan chưa có dấu hiệu kiểm soát của đại dịch COVID-19 hiện nay ở nước này. Quyết định được đưa ra khi Olympic Tokyo, sự kiện được cả thế giới mong đợi, chỉ cách ngày khai mạc chưa đầy 10 tuần nữa.
Với quyết định bất ngờ trên, các tỉnh đang được áp đặt tình trạng khẩn cấp bao gồm Hokkaido, Okayama, Hiroshima, Tokyo, Osaka và 4 tỉnh khác, có hiệu lực tới hết ngày 31/5.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết bước đi này khẳng định Chính phủ Nhật Bản muốn gửi tới công chúng một thông điệp mạnh mẽ trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Theo sắc lệnh nói trên, các nhà hàng, quán bar, quán rượu, cửa hàng karaoke sẽ phải tạm dừng hoạt động. Các cơ sở thương mại lớn hơn như cửa hàng kinh doanh, trung tâm mua sắm được yêu cầu giảm thời gian mở cửa. Bên cạnh đó, các tỉnh trước cũng có quyền áp đặt những biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Ngoài ra, các sự kiện như thể thao, hòa nhạc hay các sự kiện tập trung đông người sẽ phải giới hạn không quá 5.000 người, 50% sức chứa hoặc ít hơn. Bất kỳ cơ sở nào vi phạm sẽ bị phạt tới 300.000 yên (khoảng 2.750 USD).
Quyết định mới đã nâng tổng số tỉnh bị thuộc diện tình trạng khẩn cấp phòng COVID-19 tại Nhật Bản lên con số 9, đồng thời nâng số tỉnh áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm kiềm chế đại dịch lên 19 trong tổng số 47 tỉnh.
Cũng trong ngày 14/5, Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) của Nhật Bản ước tính số người nhiễm biến thể N501Y chiếm tới hơn 90% số ca mắc mới COVID-19. Đây là biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, có khả năng lây nhiễm cao hơn và có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng cao hơn 1,4 lần so với virus gốc. NIID cho biết thêm rằng tính đến nay, Nhật Bản đã phát hiện 70 ca nhiễm biến thể SARS-CoV-2 có xuất xứ từ Ấn Độ.
Trong khi đó, nhóm chuyên gia cố vấn cho Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) nhận định dịch COVID-19 đang lây lan ở mức độ rất khác nhau giữa các khu vực ở Nhật Bản. Số ca nhiễm mới tại tỉnh Hokkaido ở cực Bắc có thể sẽ tiếp tục gia tăng sau lập kỷ lục mới vào ngày 13/5, trong khi số ca nhiễm mới đang có xu hướng giảm tại khu vực Kansai ở phía Tây, trong đó có tỉnh Osaka.
Riêng tại thủ đô Tokyo, nhóm chuyên gia nhấn mạnh quan điểm cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở đây. Mặc dù chưa có “sự gia tăng đáng chú ý” về số ca nhiễm mới ở Tokyo nhưng “vẫn không thể khẳng định rằng số ca nhiễm mới đã không còn tăng” ở thành phố này. Cùng ngày, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) đã quyết định kéo dài thời gian triển khai chiến dịch kích cầu “Go To Eat” đến tháng 12/2021.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 14/5/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong diễn biến liên quan, ngày 13/5, Người phát ngôn Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Mark Adams bày tỏ tin tưởng rằng Olympic Tokyo sẽ là sự kiện “lịch sử”, bất chấp dư luận phản đối việc tổ chức sự kiện này.
rong một cuộc họp báo trực tuyến ngày 13/5, ông Adams khẳng định IOC hiểu rõ những lo ngại của mọi thành phần trong xã hội Nhật Bản, song vẫn kiên định với kế hoạch tổ chức Olympic Tokyo. Ông Adams nêu rõ: “Chúng tôi lắng nghe, nhưng sẽ để dư luận dẫn dắt các quyết định của mình. Tôi rất tin tưởng rằng chúng ta rồi sẽ thấy đông đảo dư luận ủng hộ Thế vận hội. Sẽ có những ý kiến trái chiều (trong quan điểm của công chúng). Chúng ta phải xét tới ý kiến dư luận ở thời điểm xa hơn. Với những công việc hiện nay, chúng ta đang tiến lên phía trước. Chúng tôi tiếp tục lên kế hoạch toàn diện cho Thế vận hội. Đó là điều mà chúng tôi phải làm”.
Trước cuộc họp báo này, Ủy ban điều hành IOC ngày 12/5 đã tiến hành một cuộc họp trực tuyến nhằm thảo luận về tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại Nhật Bản hiện nay. Ông Seiko Hashimoto, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympic Tokyo, cho biết IOC bày tỏ sự ủng hộ và đánh giá cao công tác chuẩn bị của Chính phủ Nhật Bản.
Nhật mở rộng tình trạng khẩn cấp
Nhật áp tình trạng khẩn cấp vì Covid-19 thêm ba tỉnh khi còn 10 tuần nữa diễn ra Olympic và hàng trăm nghìn người đang kêu gọi hủy sự kiện.
"Hôm nay, chúng tôi quyết định thêm Hokkaido, Okayama và Hiroshima vào khu vực áp tình trạng khẩn cấp, có hiệu lực ngày 16-31/5. Tại ba khu vực này, dân số tương đối lớn và số ca nhiễm mới tăng rất nhanh", Thủ tướng Yoshihide Suga phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 14/5.
Quyết định mở rộng tình trạng khẩn cấp được Nhật Bản đưa ra nhằm ứng phó làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang khiến hệ thống y tế nước này căng thẳng. Trong khi đó nhiều người dân Nhật Bản cũng đề nghị hoãn Olympic Tokyo khi chỉ còn 10 tuần là diễn ra sự kiện.
Người dân Nhật Bản ngồi gần biểu tượng Olympic bên bờ sông Odaiba ở Tokyo hôm 6/5. Ảnh: AFP.
Kenji Utsunomiya, cựu ứng viên cho chức thống đốc Tokyo, đã gửi bản kiến nghị gồm 351.000 chữ ký, kêu gọi ban tổ chức Olympic "đề cao tính mạng con người" và hoãn sự kiện này.
"Tôi nghĩ Olympic lần này là cách chúng ta quyết định nên ưu tiên tính mạng mọi người hay một buổi lễ", Utsunomiya nói, thêm rằng tổ chức Olympic trong thời điểm này có nghĩa là Nhật Bản sẽ phải dành các nguồn lực y tế quý giá cho sự kiện.
Một hiệp hội y bác sĩ Nhật Bản hôm 13/5 cũng cảnh báo không thể tổ chức Olympic an toàn trong thời Covid-19. Tuy nhiên, ban tổ chức khẳng định các biện pháp an toàn sẽ đảm bảo cho vận động viên và người dân.
Các biện pháp hạn chế của Nhật Bản gần đây cứng rắn hơn đợt ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng một, song vẫn còn kém xa các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Olympic Tokyo dự kiến bắt đầu vào tháng 7 tại thủ đô Nhật Bản sau một năm trì hoãn vì ảnh hưởng của Covid-19. Nhật Bản đang cố gắng kiểm soát tốt đại dịch và đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt như yêu cầu người tham gia Olympic có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 72 giờ trước khi đến nước này. Nhật hiện ghi nhận hơn 660.000 ca nhiễm và hơn 11.200 ca tử vong vì đại dịch.
Nhật Bản chi 4,7 tỷ USD từ quỹ dự phòng để mua thêm vaccine ngừa COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 14/5, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chi 512 tỷ yen (khoảng 4,7 tỷ USD) từ quỹ dự phòng của tài khóa 2021 để mua thêm vaccine phòng COVID-19. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người già tại Okayama, Nhật Bản ngày 12/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh số ca...