Nhật Bản sẽ xây hầm chứa rác hạt nhân dưới đáy biển
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc xây dựng mạng lưới đường hầm dưới đáy biển Thái Bình Dương để trữ hàng ngàn tấn rác thải hạt nhân có độ phóng xạ cao.
Rác thải hạt nhân đang được xử lý tại một cơ sở ở Nhật Bản – Ảnh: Reuters
Một nhóm chuyên gia của Cơ quan Xử lý Rác thải Hạt nhân Nhật Bản được Bộ Công nghiệp Nhật Bản giao nhiệm vụ nghiên cứu khả năng trữ hàng ngàn tấn rác thải hạt nhân có độ phóng xạ cao trong những đường hầm sâu dưới đáy biển Thái Bình Dương, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 27.1.
Hai trong số 55 lò phản ứng hạt nhân của Nhật được khôi phục hoạt động vào năm 2015, sau khi bị tạm ngưng do trận động đất và sóng thần năm 2011 gây ra vụ thảm họa rò rỉ phóng xạ nhà máy điện Fukushima. Thêm nhiều lò phản ứng hạt nhân sẽ được khôi phục hoạt động, trong khi đó hàng chục nhà máy điện hạt nhân cũ kỹ sắp bị đóng cửa.
Video đang HOT
“Hiện chúng tôi tìm kiếm một nơi chứa rác thải hạt nhân, và một trong số những lựa chọn đang được cân nhắc là những đường hầm dưới đáy biển”, ông Kenichi Kaku, người phát ngôn của Cơ quan Xử lý Rác thải Hạt nhân Nhật Bản cho hay.
“Chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp dài hạn cho vấn đề này, đảm bảo đúng quy định pháp luật về lưu trữ rác thải hạt nhân”, ông Kaku cho biết thêm.
Một báo cáo sơ bộ của Cơ quan Xử lý Rác thải Hạt nhân Nhật Bản khuyến nghị đường hầm chứa rác thải hạt nhân nằm ở độ sau ít nhất 300 m dưới mặt nước biển và phải cách xa đất liền, cảng trong phạm vi 20 km để những thiết bị điều khiển từ xa có thể đưa rác thải hạt nhân vào hầm.
Tuy nhiên, các chuyên gia phải tiến hành khảo sát kỹ lưỡng đáy biển để tránh những khu vực có nguy cơ động đất.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nhật Bản: Cựu công nhân Fukushima bị ung thư vì phóng xạ
Hơn 4 năm sau sự cố thảm khốc tại lò phản ứng hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản xác nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh ung thư do làm công việc thu dọn hậu quả dẫn tới bị nhiễm phóng xạ.
45.000 công nhân đã tham gia công việc thu dọn tàn tích của vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Fukushima. Sau hơn 4 năm, Bộ Y tế Nhật Bản xác nhận trường hợp ung thư máu đầu tiên do nhiễm phóng xạ.
Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, một cựu công nhân Fukushima bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu (ung thư máu). Người đàn ông giấu tên khoảng 30 tuổi, đã làm việc tại nhà máy từ tháng 10/2012 đến tháng 11/2013.
Theo Tổ chức hòa bình xanh (Greenpeace): "Đây là một cú đánh lớn với IAEA (Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế). Tháng 9/2015 họ đã tuyên bố rằng không có một tác hại rõ rệt đối với sức khỏe con người do tiếp xúc với bức xạ phát tán từ sự cố Fukushima".
Trường hợp bệnh được xác nhận sau khi người công nhân này đệ đơn yêu cầu được bồi thường do làm công việc nguy hiểm dẫn tới suy giảm sức khỏe.
Trận động đất và sóng thần Sendai vào tháng 3/2011 đã làm cho nhà máy Fukushima bị nổ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống, hàng chục ngàn người dân buộc phải di tản. Khoảng 45.000 công nhân đã tham gia vào công việc dọn dẹp từ tháng 8/2011.
Công ty Điện lực Tokyo, chủ nhà máy Fukushima cho biết: "Chúng tôi thực sự chia sẻ và bày tỏ sự cảm thông đến những người công nhân. Chúng tôi sẽ cố gắng làm giảm bức xạ tại những khu vực còn lại cũng như triệt để kiểm soát phơi nhiễm bức xạ cho người lao động".
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)
Theo DSPL
Trung Quốc muốn xây nhà máy điện hạt nhân trên biển Trung Quốc có kế hoạch xây một nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển, góp phần tăng gấp đôi nguồn năng lượng hạt nhân cho quốc gia này vào năm 2020. Hình mô phỏng một lò phản ứng hạt nhân trên biển có khả năng tạo ra 200 MW điện của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN). Ảnh: CGN....