Nhật Bản sẽ từ bỏ điện hạt nhân
Chính quyền Nhật Bản hôm 6.9 lần đầu tiên đề cập khả năng từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.
Nhà máy điện nguyên tử Fukushima gặp sự cố sau trận động đất, sóng thần tháng 3.
Hãng tin Kyodo hôm 6.9 dẫn lời tân Bộ trưởng Kinh tế – Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) – ông Yoshio Hachiro – cho biết, tất cả các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản nên được đóng lại, sau sự cố tại Nhà máy điện nguyên tử Fukushima (ảnh). Ông Hachiro nhấn mạnh rằng, đất nước sẽ không còn lò phản ứng nào trong tương lai.
“Quan điểm của dư luận nói chung là đồng nhất về việc giảm các nhà máy hạt nhân, chứ không tăng thêm” – Bộ trưởng Hachiro nói. Ông cho biết, sẽ rất khó thúc đẩy các dự án xây dựng các cơ sở hạt nhân mới, trong bối cảnh làn sóng chống hạt nhân đang gia tăng sau thảm hoạ Fukushima. Đối với các nhà máy điện hạt nhân hết hạn sử dụng, Chính phủ Nhật Bản chủ trương cho tháo dỡ và không nâng cấp hay xây mới. Đối với Nhà máy điện hạt nhân Oma đang được xây dựng, ông Hachiro cho biết, hiện đang ở giai đoạn tạm ngừng xây dựng và cần phải thảo luận kỹ càng biện pháp xử lý tiếp theo.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo sau lễ nhậm chức, tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng thừa nhận sẽ dỡ bỏ các nhà máy điện hạt nhân hết hạn sử dụng và khó có thể xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, nhưng ông không đề cập tới khả năng từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.
Theo Lao Động
Nhật Bản tạm ngừng thương lượng hợp tác hạt nhân với nhiều nước
Nhật Bản vừa thông báo sẽ tạm ngừng các cuộc thương lượng với nhiều nước liên quan tới xuất khẩu công nghệ và thiết bị sản xuất điện hạt nhân, sau khi Thủ tướng nước này tuyên bố giảm dần sự phụ thuộc vào loại năng lượng này.
Nhà máy hạt nhân Fukushima I bị hư hại sau động đất/sóng thần hồi tháng 3.
Theo nguồn tin từ chính phủ, những nước nói trên gồm Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc thương thảo với những nước này về các thỏa thuận hợp tác hạt nhân vẫn chưa thu được kết quả nào kể từ sau thảm họa kép 11/3 kéo theo cuộc khủng hoảng điện hạt nhân Fukushima.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng quyết định trên có thể bất lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản, khiến họ bị loại khỏi cuộc đua tranh giành các hợp đồng xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở các nền kinh tế mới nổi.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Hạ viện hôm 12/7, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho rằng nước này cần từ bỏ chính sách năng lượng tăng tỷ trọng điện hạt nhân lên mức chiếm 53% tổng cung điện năng vào năm 2030, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào loại năng lượng này.
Trước cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, điện hạt nhân chiếm khoảng 30% trong tổng cung điện năng của Nhật Bản.
Theo ông Kan, Nhật Bản sẽ đặt mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái sinh trong tổng cung điện năng của nước này lên 20% vào khoảng năm 2020, nhưng cũng thừa nhận rất khó đạt được mục tiêu trên ngay lập tức.
Ông Kan cho biết thêm chính phủ Nhật Bản sẽ nghiên cứu khả năng quốc hữu hóa các hoạt động sản xuất điện hạt nhân và dự kiến sẽ sớm công bố chính sách năng lượng mới.
Dịp này, Thủ tướng Kan nói rằng sẽ cần từ 10 tới 20 năm nữa trước khi hoàn tất công tác dọn sạch nhà máy Fukushima.
Trong khi đó, tin tức từ Tokyo cho biết nhà chức trách Nhật Bản có kế hoạch khử nhiễm xạ toàn bộ lãnh thổ thành phố Fukushima.
Thành phố Fukushima nằm cách nơi xảy ra tai nạn 50 km. Nhật Bản có kế hoạch thu dọn lớp đất bị ô nhiễm và khử các tòa nhà bằng vòi phun nước mạnh. Cư dân địa phương cũng sẽ nhận được những hướng dẫn về khử các chất phóng xạ trong nhà.
Theo Dân Trí
Nhật muốn xóa bỏ điện hạt nhân Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hôm qua cho biết sẽ giảm dần sự lệ thuộc vào năng lượng hạt nhân và hướng đến mục tiêu cuối cùng là không sử dụng điện hạt nhân trong tương lai. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hứa sẽ "xóa sổ" năng lượng hạt nhân. Ảnh: AFP Phát biểu trong một cuộc họp báo được phát...