Nhật Bản sẽ trở thành “người khổng lồ” xuất khẩu vũ khí
Giới chức chính trị Nhật Bản đang ráo riết vận động hành lang nhằm thúc giục chính phủ nước này đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí, trang bị.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1 và thủy phi cơ US-2
Giới công nghiệp quốc phòng Nhật đòi đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí
Theo tờ báo Asahi Shinbun, các thế lực có ảnh hưởng ở Nhật Bản không bao giờ ngừng cuộc tranh luận giữa “ủng hộ” và “phản đối” buôn bán vũ khí. Hiện giới vận động hành lang công nghiệp của đất nước đang mạnh mẽ kêu gọi chính phủ nước này tham gia mạnh mẽ vào hoạt động xuất khẩu vũ khí.
Có những quan chức bày tỏ quan điểm cho rằng, một nhà nước đầy đủ giá trị cần phải nắm cả xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến khác nói, Nhật Bản không nên sản xuất vũ khí, bởi hoạt động này sẽ bóp nghẹt sự tăng trưởng kinh tế.
Theo chuyên gia quân sự Nga Vladimir Evseev, lập luận thứ hai không thực sự vững chắc, bởi những kinh nghiệm của Mỹ cho thấy, chính việc sản xuất vũ khí nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đã thực sự kích thích nền công nghiệp của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, sự hiện diện vũ khí và quân đội hùng mạnh của Washington lại đẻ ra “chủ nghĩa ký sinh” hiện hữu ở châu Âu: Phần lớn các nước không muốn chi tiêu nhiều vào quốc phòng và hy vọng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ họ. Lối tiếp cận này cũng tồn tại cả ở Nhật Bản. Nhưng tình hình bắt đầu thay đổi.
Máy bay F-2, xe tăng Type 10 và tàu tuần tiễu Nhật Bản
Nhật Bản trở nên coi trọng việc tăng cường các lực lượng vũ trang. Điều này thấy rõ qua những động thái của Bộ Quốc phòng nước này. Lực lượng Phòng vệ ngày càng được ghi nhận như một lực lượng vũ trang toàn diện. Do đó, sự vận động hành lang thúc đẩy sản xuất vũ khí cũng trở nên tích cực hơn.
Ông Yevseyev nhận định rằng, có một số lĩnh vực buôn bán vũ khí mà Nhật Bản sẽ không tham dự. Trước hết, đó là hệ thống phòng thủ tên lửa chủ yếu do Hoa Kỳ nắm sản xuất kinh doanh, bởi trong lĩnh vực này, Nhật Bản có vai trò của người mua hơn là người bán.
Mặc dù, một số hệ thống giám sát kể cả giám sát không gian đang được chế tạo tại Nhật Bản, nhưng có rất ít khả năng những hệ thống này được đem ra thị trường vì đó là sản phẩm được thiết kế chung. Như vậy, các hệ thống phòng thủ tên lửa đã bị gạt khỏi cơ chế kinh doanh vũ khí của Tokyo.
Lĩnh vực thứ hai mà Nhật Bản không thể giành vị trí đáng kể là sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Nước này có các tên lửa đẩy đủ khả năng hoán chuyển thành các ICBM, nhưng việc kinh doanh là không thể được bởi hiệp định kiểm soát xuất khẩu công nghệ tên lửa.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm Type 12 được chế tạo trên nguyên mẫu hệ thống tên lửa đất đối không Type 03
Video đang HOT
Hiện nay, bất lợi lớn nhất của vũ khí Nhật là giá thành quá cao, do phạm vi sản xuất hạn hẹp khiến họ không giảm được chi phí sản xuất. Tuy nhiên, khi được giải phóng, vũ khí xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt, sẽ làm giảm giá thành mua sắm vũ khí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Chuyên gia Yevseyev kết luận rằng, Nhật Bản có đầy đủ khả năng cạnh tranh thành công trong thị trường vũ khí, bởi nước này có trình độ khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới và nhiều doanh nghiệp có năng lực sản xuất công nghiệp vũ khí rất mạnh.
N hật Bản có thể trở thành “người khổng lồ” về xuất khẩu vũ khí
Hiện nay, Nhật có tổng cộng hơn 1.000 doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm công nghiệp quân sự, trên 90% vũ khí trang bị của Lực lượng Phòng vệ do 12 doanh nghiệp trụ cột như Tập đoàn công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima, Mitsubishi, Kawasaki, ShinMaywa… cung cấp.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm SSM-1, thuộc Type 88 của Nhật
Cận cảnh tên lửa chống hạm siêu âm ASM-3 treo dưới cánh máy bay F-2A
Trong lĩnh vực hải quân nói chung và ngành đóng tàu nói riêng, hiện nước này có khả năng đóng được tất cả các loại tàu chiến hiện đại từ hạng nhẹ đến hạng nặng và đã đạt những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này.
Nhật có năng lực đóng được các tàu sân bay chở máy bay chiến đấu, tàu sân bay trực thăng, tàu đổ bộ tấn công, tàu khu trục Aegis kiểu Mỹ cùng với các tàu ngầm AIP, tàu hộ vệ, tàu tuần tiễu… Các chiến hạm do nước này chế tạo luôn được đánh giá thuộc loại hàng đầu thế giới.
Nhật Bản cũng có đủ khả năng chế tạo các máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới kể cả các máy bay chiến đấu F-15, F-16 của Mỹ (F-16 tức là F-2 của Nhật), thậm chí là cả các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 như F-35 của Mỹ và ATD-X Shinshin của Nhật (có thể được định danh là F-3).
Các chuyên gia của Tokyo cũng đã phát triển những dòng máy bay bảo đảm hiện đại hàng đầu thế giới như thủy phi cơ trinh sát US-2 ShinMaywa hay máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1 Kawasaki hoặc một loại máy bay cảnh báo sớm hiện đại được chế tạo trên nền tảng P-1, thay thế cho E-2C Hawkeye của Mỹ.
Xe chiến đấu bộ binh MCV được bắt đầu phát triển từ năm 2008
Về vũ khí tên lửa, Tokyo cũng đã tự sản xuất được nhiều loại tên lửa, thuộc đủ các chủng loại khác nhau, ví dụ như tên lửa chống hạm phóng từ máy bay thế hệ mới nhất ASM-3, tên lửa đất đối không tầm trung tiên tiến Type 03, tên lửa bờ đối hạm thế shệ mới nhất thuộc Type 12…
Ngoài ra Nhật còn có loạt tên lửa chống hạm Type 88 SSM-1 (phóng trên mặt đất), Type 90 (phóng từ chiến hạm), Type 91/ASM-1C và Type 93/ASM-2 (sử dụng trên máy bay), trong đó Type 91 chủ yếu trang bị cho máy bay tuần tra chống ngầm P-3C “Orion” và máy bay chống ngầm P-1.
Hiện nay, chương trình hợp tác nghiên cứu chế tạo lớn nhất của Nhật-Mỹ là tên lửa phòng không hạm của các tàu Aegis là SM-3 Block2A. Nhật Bản đã đảm đương nghiên cứu phát triển các cấu kiện cốt lõi như đầu dẫn đường hồng ngoại, đầu đạn sát thương động năng, động cơ tên lửa…
Nhật cũng có hàng loạt vũ khí lục quân chất lượng cao, trong đó xe tăng Type 10 luôn được xếp vào top 5 xe tăng tiên tiến nhất thế giới. Nga cả xe tăng thế hệ trước là Type 90 cũng có sức mạnh đáng nể.
Xe bọc thép chở quân Type 96 của Nhật có tính năng rất mạnh
Xe bọc thép chở quân Type 96 của Nhật không hề kém các dòng xe đồng hạng như Boxer của Đức, BTR-80 của Nga, Stryke của Mỹ, mà hiện nay Mitsubishi còn đang phát triển một dòng xe 8×8 còn mạnh hơn. Hãng này cũng đã phát triển thành công xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới MCV rất hiện đại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật có thể phát triển một số hệ thống thiết bị, vũ khí khác dành cho lục quân, ví dụ như các robot quân sự của Nhật Bản có trình độ tự động hóa cao nhất thế giới. Ngoài ra, các hệ thống thông tin liên lạc và radar của nước này cũng không mấy nước sánh kịp.
Ngay từ cuối thập niên 1980, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản đã từng tiến hành đánh giá tiềm năng của nước này khi tham gia xuất khẩu vũ khí. Theo đó, nước này ít nhất có thể chiếm lĩnh 45% thị phần xe tăng và pháo tự hành quốc tế, 40% sản phẩm điện tử quân dụng, 60% thị phần tàu chiến.
Như vậy, có thể nói rằng, khi Nhật Bản trở mình, một “người khổng lồ” về xuất khẩu vũ khí sẽ xuất hiện!
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Ukraine hủy bỏ hợp tác quốc phòng với Nga: Lợi bất cập hại
Cuối cùng, Ukraine đã cắt đứt mọi liên hệ với với nước Nga trong hợp tác công nghiệp - quốc phòng, nhưng nước này sẽ chịu tổn thất lớn hơn rất nhiều so với Nga. Dưới đây là những phân tích của báo Góc nhìn (Vzgliad - Nga).
Thực trạng không sáng sủa
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine thừa hưởng 3.594 cơ sở công nghiệp quốc phòng lớn nhỏ và các viện nghiên cứu Quân sự với hơn 4 triệu công nhân viên. Đến năm 1997, số lượng các cơ sở phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng giảm khoảng 5 lần, tỷ trọng công nghiệp quốc phòng trong sản xuất công nghiệp Ukraine nói chung giảm từ 35% xuống 6%. Đến 2010, số cơ sở công nghiệp quốc phòng thực sự hoạt động chỉ còn 143.
Hiện hơn 400 cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga (1/3) có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Tuy số cơ sở công nghiệp quốc phòng không còn nhiều như trước nhưng theo số liệu 2011, Ukraine, vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 12 trên thế giới. Theo Ukrexport, năm 2013, 45% sản phẩm quốc phòng của Ukraine được xuất sang châu Á, 30% sang các nước SNG.
Triển vọng bị cắt đứt
Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nga Denis Maturov, số liệu tính đến tháng 4/2014, hợp tác công nghiệp và công nghiệp quốc phòng Nga - Ukraine có tổng kim ngạch 15 tỷ USD, tương ứng với 8,2% GDP của Ukraine với sự tham gia của 1.330 cơ sở công nghiệp và công nghiệp quốc phòng của cả hai nước.
Về công nghiệp quốc phòng, Nga nhập từ Ukraine trang thiết bị phục vụ gần như tất cả các loại vũ khí và các ngành kỹ thuật quân sự. Ví dụ như Tổ hợp Iudzmas, cung cấp trang thiết bị cho tên lửa vượt đại châu mang đầu đạn hạt nhân SS-18, SS-9, tên lửa đẩy trong lĩnh vực vũ trụ Đnhepr, Zenhit, hệ thống dẫn và điều khiển UR-1000N..., hay Tổ hợp Motor Sich ( ), cung cấp động cơ cho máy bay, trực thăng như động cơ TVZ-117, Vk-2500 ( Mi-26, ka-31, 32, 52 Mi-8, Mi-24, Mi-28H, Mi-35), động cơ tuốc-bin R-95-300 dùng cho tên lửa có cánh S-55, S-55 CM, tên lửa biển 3M10, 3M24.
Binh sỹ Ukraine gác tại chốt quân sự ở Popasna, vùng Donetsk ngày 18/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hệ thống thủy lực và giảm tốc của Su-27, Su-30, Su-35, Su-34 cũng do Ukraine sản xuất. Nhà máy Zoria-Masproekt cung cấp trang thiết bị, tuốc-bin khí và giảm tốc cho tàu hộ vệ mẫu 22350 mới nhất của Nga. Nhà máy Photopribor ở Cherkat, Arsenal ở Kiev, Lorta ở Lvov cung cấp hệ thống dẫn của tên lửa, máy bay, xe tăng...
Hợp đồng sản xuất máy bay vận tải AN-70 tại nhà máy Antonov cũng là vấn đề lớn. Từ nay đến 2020, theo hợp đồng, Ukraine sẽ cung cấp cho Nga 60 máy bay loại này. Chiều ngược lại, theo Giám đốc trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov, gần như số lượng lớn khí tài do Ukraine sản xuất đều có cơ sở đặt tại Nga (chiếm hơn 70%), trừ xe tăng T-80, xe bọc thép Oplot và một số phương tiện vận chuyển cũ kỹ khác là Ukraine tự sản xuất. Do vậy, sự ngưng trệ hợp tác song phương Nga - Ukraine trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghiệp - quốc phòng của cả hai nước trong vòng 5-6 năm. Tuy nhiên, so với quy mô nền kinh tế, Ukraine, chắc chắn bị ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.
Tương lai khó khăn cho Ukraine
Ukraine hiện có hợp tác kỹ thuật quân sự với 45 nước trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng thị trường Nga chiếm đến 60%. Hầu như tất cả các xí nghiệp quốc phòng Ukraine đều hoạt đồng gắn với các hợp đồng của Nga. Theo chuyên gia phân tích quân sự Badrac, ngành tên lửa hàng không vũ trụ Ukraine sẽ gặp khó khăn nhất vì gần 80% sản phẩm của nước này được xuất sang Nga.
Khó khăn của Ukraine còn nhân đôi bởi nước này không có chính sách hỗ trợ mua (nhà nước Ukraine không cấp tín dụng cho bên mua như Nga).
Để thoát khỏi khó khăn, chắc chắn các cơ sở công nghiệp quốc phòng sẽ chuyển sang hợp tác với Mỹ và châu Âu (ví dụ sản xuất tên lửa mang Antares với Mỹ, Vega với châu Âu). Ngành công nghiệp tên lửa của Ukraine khá phát triển, nhất là công nghiệp sản xuất tên lửa-mục tiêu. Ukraine hoàn toàn có khả năng chuyển sang cung cấp tên lửa cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và điều này làm Nga rất lo lắng.
Ukraine cũng rất có uy tín trong lĩnh vực bảo dưỡng và sửa chữa tên lửa. Kazakhstan từng cho rằng, Ukraine bảo trì S-300 tốt hơn Nga nhiều, do vậy thị trường xuất khẩu của Ukraine sang SNG cũng sẽ không bị ảnh hưởng lớn. Nó vẫn có khả năng mang lại doanh thu tầm 300 triệu USD/năm.
Với châu Á, bạn hàng lớn của Ukraine là Pakistan. Nước này đã mua của Ukraine 320 chiếc xe tăng T-80. Do vậy, trong lĩnh vực này Ukraine ít chịu ảnh hưởng từ Nga.
Tuy nhiên, về tổng thể, theo Vladimir Koziulin - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị Nga về vũ khí thông thường, với việc đơn phương huỷ bỏ các thoả thuận hợp tác công nghiệp - quốc phòng với Nga, Ukraine đang từng bước tự tay phá huỷ ngành công nghiệp này, dù trong một số lĩnh vực Ukraine vẫn đang tiếp tục hợp tác với Belarus, Armenia và xuất khẩu vũ khí sang châu Á.
Ví dụ rõ rệt nhất là những gì đang diễn ra với Tổ hợp Iudzmas - tổ hợp bao gồm 30 nhà máy công nghiệp - quốc phòng Ukraine. Sau khi ngừng hợp tác với Nga vào năm 2014, tổ hợp này lỗ hơn 1,2 tỷ Given. Hiện Iudzmas không có đơn đặt hàng, tài khoản trống rỗng và đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động. Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều Tổ hợp và nhà máy công nghiệp quốc phòng của Ukraine hiện nay.
Theo Đồng Tâm (lược dịch)
Thế giới và Việt Nam
Công ty Boeing Mỹ lại trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới Tổng thu nhập năm 2014 của hãng Boeing là 90,76 tỷ USD, tổng kim ngạch tiêu thụ của Boeing với Saudi Arabia là 29,4 tỷ USD... Máy bay chiến đấu Boeing F-15S của Không quân Saudi Arabia Nhật báo Phố Wall đưa tin, năm 2014 Mỹ đã bán vũ khí cho các khu vực trên thế giới tổng trị giá 23,7 tỷ USD,...