Nhật Bản sẽ sớm ra cảnh báo về việc nhà sản xuất mỳ ăn liền Nissin ép đại lý tăng giá
Báo chí Nhật Bản ngày 8/8 đưa tin Ủy ban thương mại công bằng Nhật Bản có kế hoạch sớm đưa ra cảnh báo cho Nissin Food Products Co.
về nghi ngờ rằng nhà sản xuất thực phẩm lớn này đã buộc các nhà bán lẻ trên khắp Nhật Bản phải tăng giá tại cửa hàng của các sản phẩm chính lên mức giá chung.
Nissin là nhà sản xuất mỳ ăn liền hàng đầu Nhật Bản có trụ sở tại Osaka.
Theo các nguồn tin, nghi ngờ hành động của Nissin là nhằm mục đích ngăn chặn việc giảm giá sản phẩm của mình, ủy ban quyết định rằng điều này có thể tương đương với việc hạn chế giá bán lại, vốn bị Luật Chống độc quyền nghiêm cấm.
Nissin bị cáo buộc hạn chế các nhà bán lẻ tự do định giá 5 sản phẩm mỳ ăn liền phổ biến nhất của mình: Mỳ cốc hương vị thông thường, hải sản và cà ri; mỳ udon Donbei Bowl Kitsune; và Yakisoba U.F.O.
Theo các nguồn tin, Nissin đã ra lệnh cho các nhà bán lẻ trên khắp Nhật Bản, bao gồm các siêu thị và hiệu thuốc, thông qua các nhà bán buôn và các kênh khác để đồng loạt tăng giá bán sản phẩm. Nissin bị cáo buộc đã làm như vậy hai lần vào năm 2022 và 2023.
Ngoài ra, Nissin cũng bị cáo buộc quyết định giá khi các nhà bán lẻ có kế hoạch tổ chức các đợt bán hàng đặc biệt do đó người tiêu dùng không có cơ hội lựa chọn các cửa hàng cung cấp cùng một sản phẩm với giá thấp hơn.
Nissin đã tăng giá các sản phẩm, bao gồm năm loại mỳ ăn liền, vào tháng 6/2022 và tháng 6/2023, tăng tổng cộng từ 5% đến 13%. Các nhà bán lẻ dường như đã tuân thủ những yêu cầu này vì sợ làm tổn hại đến mối quan hệ của họ với một nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu.
Chi phí vận chuyển đến các nhà bán buôn đã tăng do nguyên liệu thô, nhiên liệu và các chi phí khác tăng vọt. Nissin dường như đã tìm cách tăng giá trên toàn quốc vì khả năng họ có thể phải chịu áp lực mạnh mẽ từ các nhà bán buôn để giảm giá nếu các nhà bán lẻ tiếp tục cung cấp cho người tiêu dùng mức giá chiết khấu.
Thị trường mì ăn liền của Nhật Bản có giá trị khoảng 603,3 tỷ yen trong năm tài chính 2021 và và Nissin có thị phần lớn nhất với 40,6%. Công ty đã báo cáo doanh số hàng năm khoảng 227,9 tỷ yen trong năm kinh doanh kết thúc vào tháng 3/2024.
Nhật Bản: Điều tra chống độc quyền đối với Google
Hãng tin Kyodo ngày 23/10 đưa tin Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản thông báo bắt đầu mở cuộc điều tra tập đoàn công nghệ Google liên quan cáo buộc tập đoàn này gây sức ép với các nhà sản xuất điện thoại thông minh.
Biểu tượng Google. Ảnh: AFP/TTXVN
Google bị nghi ngờ ép buộc các nhà sản xuất điện thoại thông minh tích hợp ứng dụng tìm kiếm của hãng này đồng thời đặt biểu tượng của hãng ở những vị trí cụ thể trên điện thoại.
Google cũng ký hợp đồng với nhà sản xuất thiết bị Android để không tích hợp các ứng dụng tìm kiếm của đối thủ trên thiết bị. Đổi lại phía nhà sản xuất sẽ được chia phần lợi nhuận thu về từ quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm của Google. Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản sẽ lấy ý kiến của công chúng về vấn đề này đến hết ngày 22/11.
Trước đó, nhà chức trách Mỹ và châu Âu cũng đã thắt chặt các quy định liên quan đến Google - tập đoàn được cho là chiếm tới 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến toàn cầu. Trong năm 2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật ngăn chặn các công ty công nghệ lớn ưu tiên các sản phẩm của riêng họ.
Trong khi đó, Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số do Liên minh châu Âu (EU) ban hành cùng năm cũng siết chặt quy định đối với các công ty công nghệ lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo điều kiện cho các công ty mới gia nhập thị trường, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Giá cước vận chuyển hàng qua đường biển tiếp tục tăng cao Chi phí vận chuyển một container hàng hóa 40 feet từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến New York (Mỹ) đã tăng lên gần 10.000 USD, gia tăng lo ngại đối với những nhà nhập khẩu. Vận chuyển hàng hóa tại cảng Dương Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Công ty tư vấn Drewry World mới công bố chỉ số cho thấy cước...