Nhật Bản sẽ mua tàu chở trực thăng Mistral của Pháp?
Sau khi Nhật Bản lên tiếng tại Paris yêu cầu hoãn giao tàu chở trực thăng Mistral Pháp đóng cho Nga, báo Wall Street Journal ngày 31/7 có bài viết gợi ý rằng tốt nhất là Nhật nên mua tàu Mistral để vừa giúp Pháp, vừa củng cố sức mạnh quân sự của Nhật.
Ngày 29/7, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói tại Paris rằng Nhật “lo ngại” trước việc Pháp khăng khăng việc sẽ giao tàu đổ bộ kiêm chở trực thăng lớp Mistral cho Nga (theo đơn đặt hàng 2 chiếc, trị giá 1,62 tỉ USD) trong khi Mỹ và châu Âu phản đối việc này vì cáo buộc Nga hỗ trợ quân nổi dậy gây bất ổn ở Ukraine.
Theo bài báo trên tờ WSJ, trong khi phương Tây tỏ ra thất bại trước việc trừng phạt Nga, thì Nhật Bản có thể là nước vừa góp phần vào tiến trình trừng phạt Nga, vừa có dịp củng cố sức mạnh phòng thủ bằng cách mua lại cả hai tàu chở trực thăng Mistral này.
Việc mua lại hai tàu này sẽ còn giúp Pháp thoát khỏi thiệt hại vì không giao hàng cho đối tác.
Nhật nên mua tàu chở trực thăng lớp Mistral của Pháp định giao cho Nga, theo gợi ý của báo WSJ – Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng Nga mua 2 tàu đổ bộ kiêm chở trực thăng là nhằm bố trí ở Viễn Đông, bảo vệ quần đảo Kuril khỏi sự đe doạ từ Nhật Bản và đối phó sự nổi dậy của lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc.
Với Nhật Bản, việc sở hữu 2 tàu Mistral sẽ giúp quân đội nước này có thêm phương tiện hiện đại để triển khai nhanh lực lượng đổ bộ có thể bao trùm các vùng đảo tranh chấp. Hai tàu Mistral cũng sẽ bổ sung cho các khu trục hạm kiêm tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản (chiếc đầu tiên vừa hạ thuỷ năm ngoái), củng cố năng lực ứng phó trước hai quân đội hùng mạnh Nga và Trung Quốc.
Bài báo cho rằng việc Nhật Bản mua lại 2 tàu Mistral có thể không làm Nga giận dữ cho lắm, vì cả Nga và Nhật đều lo lắng trước sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở các vùng biển trong khu vực, và như vậy có thể hai nước này sẽ thảo luận về cách thức bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng từ bất kỳ âm mưu của Trung Quốc trong tương lai. Do vậy tàu Mistral có thể phục vụ cho cách thức
này, dù có mang cờ của nước nào đi chăng nữa.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang cảnh giác với việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, và hiểu Nhật Bản không thực sự đe dọa đến lợi ích của Nga. Do vậy với việc Nhật mua lại 2 tàu chở trực thăng Mistral của Pháp thì cả châu Âu và châu Á đều có lợi.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok do Pháp đóng cho Nga đang tiến hành thử ngiệm trên biển đầu tiên ngày 5/3/2014 ở Saint-Nazaire, phía tây nước Pháp. Có ý kiến cho rằng để giúp Pháp tham gia với EU và Mỹ trừng phạt Nga, Nhật bản nên mua lại 2 tàu Mistral mà Pháp bán cho Nga – Ảnh: AFP.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Brazil, đã biểu diễn màn tâng bóng bằng đầu khi đến thăm các cầu thủ đội tuyển Brazil ở Brasilia ngày 1/8/2014 – Ảnh: Reuters.
Theo Thanh Niên
Nga sẽ tự đóng tàu sân bay nếu Pháp không chuyển giao Mistral
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tin rằng con tàu do Nga chế tạo sẽ tốt hơn tàu Mistral của Pháp.
Ngày 30/7, trong buổi trả lời phỏng vấn của hãng tin ITAR-TASS, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã nói rằng nếu Pháp hủy việc cung cấp các tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral, Nga sẽ tự mình chế tạo một tàu sân bay.
Phó Thủ tướng Nga cho hay con tàu do Nga chế tạo sẽ tốt hơn tàu Mistral bởi nó sẽ được tăng cường khả năng phá băng và có thể hoạt động được trên các vùng biển Bắc Cực.
Nga tự tin có thể chế tạo được tàu sân bay tốt hơn Mistral
"Tôi không nghĩ rằng việc hủy hợp đồng cung cấp tàu Mistral sẽ có lợi cho Tổng thống Pháp, thay vào đó việc này sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn tại xưởng đóng tàu nơi các con tàu đang được chế tạo. Ngoài ra người Pháp cũng sẽ phải chịu phạt theo như các điều khoản đề cập trong hợp đồng" - Ông Rogozin nói.
"Khi chúng tôi đưa ra những đơn đặt hàng đối với các con tàu đó, chúng tôi chưa có công nghệ dây chuyền cỡ lớn. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi đã có nó trong tay", ông Rogozin nói thêm rằng thông qua việc chuyển giao một tàu sân bay cho Ấn Độ hồi năm ngoái, "chúng tôi đã chứng tỏ khả năng có thể chế tạo những con tàu lớn như vậy. Thêm nữa hiện chúng tôi có các xưởng đóng tàu với các âu tàu ở Crimea, điều này đã bao hàm khả năng chế tạo những con tàu lớp này".
Theo Tri Thức
EU sắp "tung" đòn trừng phạt mạnh nhất với Nga Những trừng phạt mới với ngân hàng và các công ty năng lượng của Nga dự kiến sẽ được Liên minh châu Âu hoàn tất vào ngày hôm nay 29/7, nhằm gia tăng áp lực đối với Mátxcơva vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Anh thừa nhận các biện pháp trừng phạt này cũng sẽ gây "đau đớn" cho London, nhưng cho rằng...