Nhật Bản sẽ là nạn nhân kinh tế tiếp theo của Tổng thống Trump?
Tổng thống Mỹ Donald Trump không hề hài lòng trước các điều khoản thương mại của Mỹ với Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thường xuyên gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là người bạn tốt. Ảnh: Reuters
Trong một cuộc điện thoại với James Freeman, trợ lý biên tập tòa soạn báo Wall Street Journal, Tổng thống Trump cho rằng ông “vẫn thấy phiền lòng với các điều khoản thương mại của Mỹ với Nhật Bản”.
Tổng thống Trump thể hiện rõ ông có mối quan hệ mật thiết với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nhưng giải thích thêm: “Tất nhiên điều đó sẽ kết thúc ngay sau khi tôi nói với họ rằng họ sẽ phải trả bao nhiêu tiền.”
Video đang HOT
Ông Freeman khẳng định Tổng thống Trump rất kiên quyết và ổn định trong việc “tập trung loại bỏ thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại của Mỹ”.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin trên tờ Wall Street Journal, ngay lập tức đồng yên tăng giá so với đồng USD trong phiên giao dịch cùng ngày.
Theo số liệu mới nhất từ Cục điều tra dân số, trong tháng 7, Mỹ nhập khẩu hàng hóa trị giá 11,8 tỷ USD từ Nhật Bản. Kể từ đầu năm tính đến cuối tháng 7, thâm hụt thương mại của Mỹ với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là 40,085 tỷ USD, thấp hơn con số 68,8 tỷ USD năm ngoái.
Tổng thống Trump đã tạo ra những làn sóng đáng chú ý với các đối tác thương mại Canada, Mexico, Trung Quốc và châu Âu, khi áp mạnh thuế nhập khẩu và đe dọa sẽ rời bỏ các thỏa thuận cũ nếu các nước không tái thương lượng.
Tại châu Á, Trung Quốc là mục tiêu chính trong cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump. Mỹ đã 2 lần áp dụng tăng thuế với hàng Trung Quốc, và ngay lập tức Bắc Kinh đã đáp trả. Cả thế giới đang chờ đợi quyết định cuối cùng của Tổng thống Trump về việc tăng thuế đối với khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Triều Tiên bắt đầu tiến trình giải giới hạt nhân
Trong cuộc họp nội các tại Nhà Trắng hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Một tên lửa tầm xa được phóng thử từ bãi phóng Sohae năm 2016. Ảnh tư liệu
Reuters dẫn lời chủ nhân Nhà Trắng nói rằng Bình Nhưỡng đã ngừng triển khai tên lửa đạn đạo và phá hủy 4 bãi thử hạt nhân lớn. Trong khi đó, giới chức Mỹ cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên tiến hành phá hủy thêm địa điểm thử hạt nhân nào kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore ngày 12.6.
Mặc dù tỏ ra lạc quan nhưng Tổng thống Trump vẫn thừa nhận mọi chuyện có thể thay đổi. Tuy vậy, ông cho rằng việc đã thiết lập được quan hệ "rất mạnh mẽ" với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ góp phần dẫn tới thành công trong vấn đề Triều Tiên.
Cũng trong cuộc họp, Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh lãnh đạo Kim đã đích thân cam kết giải giới hạt nhân. Dự kiến, ông Pompeo sẽ tới Triều Tiên trong vài ngày tới để bàn việc thực thi những kết quả đã đạt được tại Singapore.
Cũng trong ngày 22.6, quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc tiến hành đàm phán nhằm đoàn tụ các gia đình bị ly tán sau chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). Hai nước nhất trí chọn 100 người ở mỗi bên tham gia cuộc đoàn tụ từ ngày 20 - 26.8 tới tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang.
Theo Thanhnien
Mỹ dừng thêm 2 cuộc diễn tập quân sự với Hàn Quốc Những cuộc diễn tập đó bao gồm Freedom Guardian, cùng hai cuộc huấn luyện theo chương trình trao đổi lính thủy đánh bộ với Hàn Quốc, dự kiến diễn ra trong vòng 3 tháng tới. Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung Lầu Năm Góc ngày 22.6 thông báo Mỹ sẽ dừng vô thời hạn thêm hai cuộc...