Nhật Bản sẽ kêu gọi tôn trọng phán quyết Biển Đông tại thượng đỉnh Á – Âu

Theo dõi VGT trên

Thủ tướng Shinzo Abe hôm nay tới Mông Cổ dự hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo châu Á và Âu, nơi ông dự kiến kêu gọi tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài về “đường lưỡi bò”.

Nhật Bản sẽ kêu gọi tôn trọng phán quyết Biển Đông tại thượng đỉnh Á - Âu - Hình 1

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu trước báo giới tại sân bay ở Tokyo trước khi tới Mông Cổ. Ảnh: Kyodo

“Tôi sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp quyền và việc giải quyết một cách hòa bình” vấn đề, Kyodo dẫn lời ông Abe nói tại sân bay Haneda, Tokyo. Ông nói trước khi lên máy bay, tới thủ đô Ulan Bator, Mông Cổ để dự Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM).

Một quan chức ngoại giao Trung Quốc hôm 11/7 cho rằng ASEM là nơi các lãnh đạo Á – Âu gặp gỡ để giải quyết các vấn đề giữa hai châu lục, không nên bàn về các tranh chấp ở Biển Đông.

ASEM là cuộc họp quốc tế lớn đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với yêu sách chru quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ở The Hague, Hà Lan tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”.

Tòa cho rằng yêu sách của Trung Quốc đi ngược lại với UNCLOS, đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này. Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ phán quyết.

Trong khi đó, phán quyết của Tòa Trọng tài đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước trên thế giới. Nhật Bản và Australia khẳng định đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines, còn Mỹ kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng phán quyết từ Tòa Trọng tài đưa ra.

Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết về yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trọng Giáp

Theo VNE

Video đang HOT

Các chiêu bài đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc

Trung Quốc có thể tìm mọi biện pháp trên các mặt trận tuyên truyền, kinh tế và cả quân sự để chống lại phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" của Tòa Trọng tài.

Các chiêu bài đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc - Hình 1

Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc diễn tập phóng tên lửa ở Biển Đông. Ảnh:Chinanews

Phán quyết của Tòa Trọng tài bác bỏ quyền lịch sử trong "đường lưỡi bò" ở Biển Đông đã giáng một đòn pháp lý vào Trung Quốc, buộc nước này phải có những bước đi tiếp theo đầy khó khăn về kinh tế, quân sự và tuyên truyền nhằm tìm cách cân bằng giữa dư luận trong nước đang sôi sục với sức ép từ cộng đồng quốc tế, theo CNBC.

Tuyên truyền

"Người Trung Quốc sẽ không vui vẻ gì", James Keith, cựu đại sứ Mỹ ở Malaysia và là cựu giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia phụ trách Trung Quốc, nhận xét. Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, nỗi lo sợ mất lãnh thổ, bắt nguồn từ cuộc chiến tranh với Nhật Bản đầu thế kỷ 20, bắt đầu trỗi dậy trong người dân và giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong mắt người Trung Quốc, gần như toàn bộ Biển Đông là của họ, được hậu thuẫn bằng những "tài liệu lịch sử" để chứng minh chủ quyền. Thế nhưng phán quyết của tòa đã đập tan ảo vọng này.

Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng trong ngắn hạn, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ đẩy mạnh mặt trận tuyên truyền, sử dụng những bài xã luận mạnh mẽ, thậm chí là thù địch, để thể hiện sức mạnh quốc gia, đồng thời xoa dịu nỗi bất an của những người dân bắt đầu nghi ngờ về khả năng duy trì ảnh hưởng của Trung Quốc, trong thời điểm nền kinh tế nước này bắt đầu tăng trưởng chậm lại.

"Trung Quốc sẽ phản ứng ở nhiều cấp độ khác nhau với phán quyết của tòa án, từ những biện pháp tuyên truyền thô thiển đến những cách thức tinh vi, phức tạp nhất", Wim Muller, chuyên gia Chương trình Luật Quốc tế tại viện chính sách Chatham House ở London, nhận định.

Trong ba tuần qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng rất nhiều bài bình luận, tranh hoạt hình để biện hộ cho lập trường của họ, cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài hoặc là "vô nghĩa" hoặc là một phần âm mưu kìm hãm của phương Tây nhắm vào Trung Quốc.

Sau khi tòa ra phán quyết, hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc đã hoạt động hết công suất, xóa bỏ những bình luận thể hiện sự ủng hộ phán quyết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, họ cũng kịp thời ngăn chặn, xóa bỏ những bài viết kích động tinh thần dân tộc, kêu gọi sử dụng vũ lực, phát động chiến tranh trên Biển Đông để "trừng phạt" Philippines.

Các nhà phân tích cho rằng phán quyết có lợi cho Philippines của Tòa Trọng tài cũng đã thổi bùng ngọn lửa tinh thần dân tộc ở Trung Quốc. "Trong thực tế, nó đã lập tức biến nhiều người ôn hòa ở Trung Quốc trở thành diều hâu", Wang Jiangyu, giáo sư luật tại Đại học Quốc gia Singapore, nói.

Các tờ báo lớn của Trung Quốc cũng đăng những bài viết bác bỏ giá trị của phán quyết, đồng thời đổ lỗi cho Philippines và Mỹ đang tìm cách gây căng thẳng ở Biển Đông. "Báo chí chính thống Trung Quốc sẽ biến nó thành câu chuyện trong đó tòa án do Mỹ và phương Tây thống trị đang chống lại Trung Quốc, bởi vậy phán quyết của tòa không có giá trị pháp lý", ông Muller nói.

Động thái quân sự

Dưới sức ép của dư luận trong nước và những tiếng nói diều hâu ngày một nhiều, các lãnh đạo Bắc Kinh có thể giảm bớt áp lực bằng cách hướng sự chú ý ra bên ngoài, tăng cường các động thái quân sự trên Biển Đông, Fortune dẫn lời giáo sư Minxin Pei thuộc Đại học Claremont McKenna, Mỹ.

Những động thái quân sự này tuy tiềm ẩn nguy cơ rất cao, nhưng lại đem lại nhiều lợi ích ngắn hạn cho Bắc Kinh. Các lãnh đạo Trung Quốc muốn cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế thấy rằng bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài cũng như nỗ lực của Mỹ, Bắc Kinh vẫn có thể làm những gì họ muốn, dù hậu quả pháp lý hay ngoại giao có nặng nề tới đâu.

Trong các kịch bản quân sự này, động thái ít khiêu khích nhất là tăng cường các cuộc diễn tập quân sự và điều tàu hải cảnh, kiểm ngư tuần tra quyết liệt tại các khu vực tranh chấp. Còn động thái mang tính phiêu lưu hơn, nguy hiểm hơn là công khai bố trí vũ khí trên các đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc bồi lấp ở Trường Sa, tiến tới thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Còn hành động quân sự khiêu khích nhất, tiềm ẩn xung đột lớn nhất là xây tiếp một đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough, vốn được Tòa Trọng tài xác định nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines.

Các chiêu bài đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc - Hình 2

Tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở tàu tiếp tế của Philippines trên Biển Đông. Ảnh:Inquirer

Tuy có thể xoa dịu được dư luận trong nước, những động thái quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông nhiều khả năng sẽ vấp phải phản ứng quyết liệt của Mỹ. Việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông sẽ khiến Mỹ phản ứng mạnh mẽ nhất, bởi Washington đã nhiều lần khẳng định rằng hành động đó là "không thể chấp nhận được". Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã từng cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về động thái xây đảo nhân tạo trên bãi cạn Scarborough.

"Sẽ không ai được lợi lộc gì - đặc biệt là Trung Quốc, nước đang vật lộn với nền kinh tế tăng trưởng chậm lại - từ bất cứ cuộc đụng độ quân sự nào. Tôi thực sự không tin rằng Trung Quốc muốn tìm kiếm hành động đối đầu quân sự đó", ông Russel nhận định.

Mặt trận kinh tế

Ngoài những mối đe dọa về hành động quân sự, nhiều người cũng đặt câu hỏi về khả năng Trung Quốc sử dụng chiêu bài kinh tế như một đòn trừng phạt những đối tác quốc tế có liên quan đến vụ kiện "đường lưỡi bò".

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn CNBC, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không để sự kiện địa chính trị này ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh tế của họ.

"Dù các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có thể phần nào bị mất mặt, những khía cạnh trong nước như tình trạng nền kinh tế còn quan trọng hơn là cơn giận của những người dân bình thường", ông Muller nói.

"Nếu Trung Quốc sử dụng chiêu bài kinh tế để chống lại phán quyết, đó sẽ là cách hành xử rất lạ lùng. Tôi không cho là họ sẽ làm vậy, vì biện pháp đó không hề hiệu quả chút nào", Duncan Wrigley, chuyên gia nghiên cứu vĩ mô Trung Quốc tại tổ chức tư vấn NSBO ở Bắc Kinh, cho biết.

Theo đại sứ Keith, có hai sự kiện quốc tế quan trọng sắp diễn ra vào mùa thu này mà Trung Quốc không hề muốn gây cản trở. Đầu tiên là hội nghị G-20 diễn ra ở Hàng Châu, Trung Quốc, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Obama. Vào tháng 10, Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhiều khả năng sẽ chính thức đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ được công nhận trên toàn cầu của họ.

Shan Huang, một phóng viên kỳ cựu về Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh hy vọng hội nghị G-20 sẽ diễn ra thành công, và họ không muốn làm gia tăng căng thẳng về kinh tế, trong bối cảnh đà phục hồi của kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những trở lực lớn, chẳng hạn như tình trạng bất định sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. "Người Trung Quốc không muốn phản ứng thái quá, vì nó sẽ hủy hoại các mục tiêu kinh tế của họ", ông Keith nhấn mạnh.

Theo giáo sư Pei, một chiêu bài kinh tế ít tốn kém và rủi ro hơn mà Trung Quốc có thể áp dụng là "mua đứt" Philippines. Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng tuyên bố sẽ xem xét việc thỏa thuận với Trung Quốc trên Biển Đông để đổi lấy viện trợ kinh tế và đầu tư.

Bắc Kinh có thể hy vọng rằng với các khoản tiền viện trợ, đầu tư hậu hĩnh, ông Duterte sẽ tuyên bố rằng phán quyết của Tòa Trọng tài không có hiệu lực pháp lý đối với chính sách của Philippines trên Biển Đông, và Manila sẽ đàm phán song phương với Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp.

Sự thay đổi lập trường của Philippines sẽ không vô hiệu hóa tính hợp pháp của phán quyết, nhưng nó có thể giảm nhẹ đáng kể đòn giáng ngoại giao vào hình ảnh và danh tiếng của Trung Quốc. Nếu áp dụng chiêu bài này thành công, ông Tập Cận Bình có thể "chuyển bại thành thắng", đồng thời củng cố hơn nữa quyền lực của mình trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào cuối năm 2017, giáo sư Pei nhận định.

Các chiêu bài đối phó phán quyết Biển Đông của Trung Quốc - Hình 3

Diễn tiến vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines. Click để xem bản đầy đủ. Đồ họa: Tiến Thành

Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không hề dễ dàng thực hiện được chiêu bài này. Thái độ ngang ngược, không chịu thỏa hiệp của họ với vấn đề Biển Đông đã làm dấy lên làn sóng bài Trung Quốc ở Philippines. Là một lãnh đạo theo đường lối dân túy, ông Duterte khó có thể "bán rẻ" lợi ích và phẩm giá quốc gia đổi lấy lợi ích kinh tế ngắn hạn. Ngoài ra, đồng minh của Philippines là Mỹ cũng nhiều khả năng sẽ không chịu ngồi yên nhìn Bắc Kinh quyến rũ Manila.

"Tôi tin rằng Trung Quốc đang đối mặt với những câu hỏi lớn về tương lai và ý đồ của mình. Mỹ, các nước trong khu vực, và cả thế giới đang mong đợi một Trung Quốc có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng những cam kết trong công ước, và hợp tác với những hàng xóm lớn nhỏ khác nhau, để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng khu vực", trợ lý ngoại trưởng Mỹ Russel nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Bitcoin gần chạm 92.000 USD
13:32:59 14/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân vướng tranh cãi: Quẩy quên hình tượng tại đám cưới đồng giới, công khai "khóa môi" 1 sao nữ
08:27:32 15/11/2024

Tin mới nhất

Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp

10:00:10 15/11/2024
"Trong vài tuần qua, tôi và gia đình đã trở thành nạn nhân của một vụ tống tiền có tổ chức liên quan đến một cựu quan chức Bộ Tư pháp muốn có 25 triệu USD bằng cách đe dọa bôi nhọ tên tuổi của tôi", ông Gaetz tuyên bố khi đó.

Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng do chiến tranh ở Sudan

09:57:39 15/11/2024
Phương pháp này cũng được sử dụng để ước tính số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Sudan vào năm 2019 và đại dịch COVID-19, khi không thể thực hiện kiểm đếm đầy đủ.

Hàn Quốc, Nhật Bản nhất trí nỗ lực nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới

09:51:50 15/11/2024
Liên quan đến an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, hai bên nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như tăng cường hợp tác 3 bên Mỹ-Hàn-Nhật trong vấn đề này.

Tổng thư ký NATO nêu cách Ukraine có thể đảo ngược tổn thất ở tiền tuyến

09:50:35 15/11/2024
Các quan chức Nga mô tả cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây chống lại nước này, mà Mỹ và các đồng minh sẵn sàng chiến đấu "cho đến người Ukraine cuối cùng".

Thủ tướng Haiti ra lệnh khẩn cấp sau vụ tấn công máy bay thương mại

09:37:49 15/11/2024
Hoạt động xã hội tại Haiti đã tê liệt ngày thứ tư liên tiếp, trường học và doanh nghiệp đóng cửa. Nhiên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao trên thị trường chợ đen.

EU đạt bước tiến lịch sử trong vấn đề hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

09:36:16 15/11/2024
Điều quan trọng là các dự án được chọn sẽ gia tăng sự hỗ trợ của chúng ta đối với Ukraine, với trang thiết bị quốc phòng bổ sung , bà Vestager cho biết thêm.

Nga sắp tấn công lớn vào mặt trận mới, buộc Ukraine lộ điểm yếu chí mạng?

07:13:03 15/11/2024
Giới phân tích Ukraine cho rằng Nga có thể coi việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng là một bước ngoặt và sẽ leo thang tấn công ở Zaporizhia để gây áp lực.

Mỹ dọa "đáp trả cứng rắn" lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga

06:57:36 15/11/2024
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.

Hàn Quốc có thể tăng viện trợ cho Ukraine

06:37:07 15/11/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 14/11 tuyên bố đang cân nhắc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để ứng phó việc Triều Tiên củng cố quan hệ quân sự với Nga.

Nga khoe "bóng ma bầu trời" Su-57 tung hoành tại chiến trường Ukraine

06:19:52 15/11/2024
Vào ngày 12/9, trang Defence Blog dẫn lời một quan chức Không quân Ukraine giấu tên cho biết, Su-57 có thể được Nga sử dụng nhiều trong những tháng gần đây, để tiến hành hơn 40 cuộc không kích , nhằm vào các mục tiêu bên trong Ukraine.

Điều kiện tiên quyết của Ukraine để hòa đàm với Nga

06:17:55 15/11/2024
Ưu tiên hàng đầu của Ukraine để đàm phán Nga được cho là đã có sự thay đổi sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo

06:14:22 15/11/2024
Cú đặt cược thành công của Elon Musk vào Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh sa sút của mạng xã hội X, nhiều thương hiệu quay trở lại X để tìm kiếm sự ủng hộ từ chính quyền mới.

Có thể bạn quan tâm

Tối đó, tim tôi bỗng loạn nhịp khi nghe anh hàng xóm nói rằng ' Em bỏ chồng đi, anh trân trọng yêu thương em hơn anh ta'

Góc tâm tình

11:09:05 15/11/2024
Tôi khá bất ngờ khi nghe những lời bọc bạch của anh hàng xóm. Tối đó tôi cũng ngủ lại ở nhà anh. Tôi kết hôn đã gần 3 năm nhưng vẫn chưa có con.

Những gợi ý lắp đèn chiếu sáng giúp căn nhà sang trọng hơn

Sáng tạo

10:49:06 15/11/2024
Theo các kiến trúc sư, ngay cả khi đầu tư khá nhiều tiền cho nội thất nhưng nếu không đủ ánh sáng hoặc nguồn sáng không phù hợp thì căn nhà cũng sẽ mất đi tính thẩm mý và sang trọng.

Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý

Sao thể thao

10:39:08 15/11/2024
Mới đây, vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm và bà xã Yến Xuân đã chia sẻ hình ảnh khi được bố mẹ của Văn Lâm từ Vũng Tàu ra Hà Nội thăm. Yến Xuân tự tay vào bếp chuẩn bị một bữa tối ấm áp để gia đình quây quần bên nhau.

Mỹ nhân Vbiz đổi đời nhờ 14 giây hát nhép trên mạng, mỗi năm chỉ đóng 1 phim vẫn hot rần rần

Hậu trường phim

10:37:11 15/11/2024
Chiều ngày 14/11, đoàn làm phim Công Tử Bạc Liêu đã tổ chức showcase giao lưu cùng khán giả cùng truyền thông trước khi dự án chính thức được trình làng vào tháng 12/2024.

Rosé hé lộ nhạc mới khiến dân tình phát cuồng, khẳng định là "Album của năm"

Nhạc quốc tế

10:24:15 15/11/2024
Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu như ngồi trên đống lửa khi nhá hàng những ca khúc nằm trong album sắp ra mắt.

Tẩy tóc có hại không?

Làm đẹp

10:24:03 15/11/2024
Khi tẩy tóc, không chỉ màu tóc tự nhiên bị loại bỏ mà tóc cũng mất đi độ bóng và vẻ tự nhiên. Sau khi tẩy, tóc thường trở nên khô và dễ mất đi độ mềm mại, bóng khỏe.

Kỳ Duyên được ưu ái ở Miss Universe 2024

Sao việt

10:10:51 15/11/2024
Mới đây, Sash Factor đăng tải loạt hình ảnh ghi lại khoảnh khắc Kỳ Duyên say mê nhìn ngắm vương miện Miss Universe 2024.

Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện

Tin nổi bật

10:07:01 15/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 14-11, tại Km113+600 thuộc cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã xảy ra va chạm giữa xe container và xe tải.

Cô gái 26 tuổi bị tai nạn, chị bán đồng nát đứng ra giúp đỡ: Tất cả đều sững sờ trước cảnh trong bệnh viện

Netizen

10:06:10 15/11/2024
Tại sao phải sống tử tế? - Đó là câu chuyện đang rất viral của cô gái có biệt danh S.C (26 tuổi) sau một lần bị va chạm giao thông. Trong một lần S.C bị sự cố giao thông khá nặng, người va chạm thì bỏ đi,

Sao Hàn 15/11: Kim Tae Hee hiếm hoi nói về đời tư, bạn trai tỷ phú nâng đỡ Lisa

Sao châu á

10:05:00 15/11/2024
Kim Tae Hee hiếm hoi chia sẻ về đời tư, Lisa được bạn trai tỷ phú nâng đỡ khi xuất hiện trên ấn phẩm trực tuyến The Hollywood Issue 2025.

Cách phối áo khoác với trang phục mùa lạnh

Thời trang

09:34:25 15/11/2024
Dù nàng yêu thích diện trang phục dệt kim, các bản phối công sở với sơ mi và quần tây hay các set đồ phối sẵn tiện dụng thì để hoàn thiện outfit, áo khoác dài là item không thể thiếu.