Nhật Bản sẽ hiện diện quân sự ở Philippines
Có thể Mỹ sẽ cho phép Nhật sử dụng chung căn cứ huấn luyện quân sự trên đất Philippines trong thời gian tới.
Tàu tuần tra của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản – Ảnh: houseofjapan.com
Đây là thông tin được cung cấp bởi trang The Financial Post, dẫn nguồn từ tờ báo tiếng Nhật Sankei Shimbun. Theo đó, Washington và Tokyo vừa tiến hành vòng đàm phán mới về việc tổ chức tái bố trí lực lượng quân đội Mỹ đang đóng tại Nhật Bản. Trong số các thỏa thuận, hai bên cũng nhất trí rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể hiện diện tại các căn cứ huấn luyện quân sự Mỹ tại Philippines. Cụ thể hơn, đó là các căn cứ trên đảo Palawan hoặc Luzon của Philippines. Vấn đề này sẽ được Washington, Tokyo và Manila tiến hành thương thảo 3 bên trong thời gian tới. Tuy nhiên, đến nay cả 3 nước này đều chưa có thông báo chính thức nào về thông tin này.
Hồi đầu tháng, tờ The Yomiuri Shimbun dẫn nguồn giới chức Nhật Bản cho biết Tokyo đang xem xét cung cấp một số tàu tuần tra biển cho Philippines thông qua các gói viện trợ. Theo đó, phía Manila đang đề xuất được nhận 12 tàu nhưng Tokyo chưa đưa ra kết quả cuối cùng. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ xem xét đưa ra các hỗ trợ dành cho lực lượng hải quân các nước khác tại khu vực Đông Nam Á.
Những thông tin trên được truyền đi trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc quanh việc tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough, bùng phát từ ngày 8.4, vẫn chưa lắng dịu. Bắc Kinh tiếp tục đưa ra những động thái cứng rắn và khước từ đề nghị của Philippines về việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế. Ngày 28.4, Đài ABS-CBN dẫn lời thiếu tướng Trung Quốc La Viện đăng trên trang tin china.org.cn cảnh báo Manila tự cân nhắc tiềm lực quân sự trước khi nghĩ đến chuyện chống lại Bắc Kinh. Gần đây, những lời tuyên bố như thế từ giới quân đội Trung Quốc vốn không còn xa lạ.
Lê Loan
Trung – Thái sẽ thắt chặt quan hệ quân sự
Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sukumpol Suwanatat sau chuyến thăm Trung Quốc và gặp người đồng cấp Lương Quang Liệt, vừa kết thúc hôm qua 28.4. Để khẳng định mối quan hệ này, ông Suwanatat cho biết Thái Lan sẽ đưa 130 binh sĩ hải quân sang Quảng Châu (Trung Quốc) tập trận chung với nước chủ nhà trong 20 ngày, kể từ ngày 9.5. Đây là cuộc tập trận chung lần thứ 2 của hải quân Trung – Thái. Lần đầu tiên diễn ra hồi năm 2010 tại Sattahip, miền đông Thái Lan. Hai bên còn dự tính tổ chức tập trận chung không quân trong tương lai. Ngoài ra, tại chuyến thăm lần này, Bắc Kinh và Bangkok ký kết kế hoạch phát triển vũ khí song phương. Theo tờ The Bangkok Post, Trung Quốc sẽ hỗ trợ Thái Lan thực hiện dự án có tên gọi “DTI-1G (Guided)” trị giá 1,5 tỉ baht (hơn 1.050 tỉ đồng) trong vòng 3 năm để phát triển bệ phóng tên lửa tầm xa đa năng có độ chính xác cao. Đổi lại Bangkok sẽ mua vũ khí của Bắc Kinh với giá “ưu đãi”.
Minh Quang ( VP Bangkok)
Theo Thanh Niên
Mỹ đã nối lại viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD cho Ai Cập
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/3 đã chính thức nối lại khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Ai Cập dù Cairo vẫn chưa đạt được các mục tiêu vì dân chủ, cho rằng an ninh quốc gia Mỹ đòi hỏi phải tiếp tục hoạt động hỗ trợ quân sự này.
Biểu tình vẫn chưa chấm dứt tại Ai Cập
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bãi bỏ các điều kiện do Quốc hội áp đặt hồi cuối năm 2011 theo đó gắn viện trợ của Mỹ với tiến triển trong quá trình chuyển tiếp sang dân chủ tại Ai Cập sau khi Tổng thống lâu năm Hosni Mubarak bị phế truất.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland ra thông cáo cho biết: "Các quyết định này phản ánh mục tiêu phổ quát của Mỹ: là việc duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta với Ai Cập sẽ được thắt chặt và ổn định hơn thông qua quá trình chuyển tiếp dân chủ thành công".
Quyết định của bà Clinton, vốn bị một số nghị sĩ Mỹ chỉ trích, đã lưu ý tới những tiến bộ tại Ai Cập kể từ cuộc cách mạng đường phố hồi năm ngoái, trong đó có việc tiến hành bầu cử quốc hội và chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng Năm tới./.
Theo TTXVN
Nga không viện trợ quân sự nếu Syria bị tấn công Lần đầu tiên kể từ khi Syria rơi vào bạo loạn, có vẻ như Nga quay lưng lại với Damascus khi tuyên bố sẽ không cung cấp viện trợ quân sự cho chính phủ Syria nếu họ bị tấn công. Theo một hiệp định ký từ thời Liên Xô, Nga và Syria sẽ phối hợp nhằm loại bỏ bất kỳ mối đe dọa...