Nhật Bản sẽ gia hạn các biện pháp phòng dịch trọng điểm thêm 2 tuần
Ngày 2/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thảo luận với người đứng đầu các bộ liên quan về việc gia hạn các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở ít nhất 15 trong tổng số 31 địa phương khi các biện pháp này hết hạn vào ngày 6/3 tới.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/2/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn khá căng thẳng, gây áp lực lớn đối với hệ thống y tế cơ sở, Chính phủ Nhật Bản sẽ gia hạn áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm thêm 2 tuần tại 15 tỉnh, thành, trong đó có Vùng thủ đô, trong khi 11 địa phương như Fukushima, Niigata, Nagano… sẽ dỡ bỏ biện pháp phòng dịch và 5 địa phương tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Shigeyuki Goto cho biết quyết định trên được xem xét trên cơ sở kiến nghị của các địa phương, nơi dịch bệnh vẫn diễn biến khá phức tạp, tỷ lệ sử dụng giường bệnh trên 50%. Trưởng nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản Shigeru Omi cho rằng việc triển khai chậm mũi tiêm tăng cường phòng ngừa COVID-19 đã khiến tình hình dịch bệnh chậm cải thiện.
Theo quy trình, Thủ tướng Kishida sẽ tham vấn ý kiến của Nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ vào ngày 4/3 trước khi công bố chính thức.
Chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc nâng số lượng người nhập cảnh nước này mỗi ngày từ 5.000 người/ngày lên 7.000 người/ngày. Kế hoạch điều chỉnh này nhằm đáp ứng kêu gọi từ cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong nước đang có nhu cầu rất lớn về nguồn cung lao động và du học sinh nước ngoài.
Trong ngày 2/3, Nhật Bản ghi nhận thêm 72.646 ca mắc mới COVID-19, giảm 7.700 ca so với trước đó một tuần, trong đó, thủ đô Tokyo có 12.693 ca, giảm gần 1.900 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 trong cả nước ngày 2/3 là 235 ca, trong đó thủ đô Tokyo ghi nhận 31 ca.
Mỹ mua thêm 1,4 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir
Ngày 9/11, hãng dược phẩm Merck & Co Inc (Mỹ) và đối tác là Ridgeback Biotherapeutics (Đức) cho biết Chính phủ Mỹ sẽ mua thêm 1,4 triệu liệu trình thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống để điều trị COVID-19.
Thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ). Ảnh: CNBC/TTXVN
Hồi tháng 6 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã đồng ý chi 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir và đang chọn mua thêm 1,4 triệu liệu trình nữa, với giá hợp đồng mua cho tổng cộng 3,1 triệu liệu trình là 2,2 tỉ USD.
Theo hai hãng trên, Chính phủ Mỹ cũng có quyền mua thêm 2 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir nữa theo hợp đồng.
Thuốc Molnupiravir do hãng Merck & Co của Mỹ và Công ty Ridgeback cùng phối hợp nghiên cứu phát triển. Đây là một thuốc kháng virus sử dụng qua đường uống và được phát triển để điều trị cúm
Thuốc có tác dụng giảm gần 50% nguy cơ bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện và tử vong. Ngoài ra, thuốc cũng có hiệu quả với các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Gamma, Delta và Mu. Hiện Merck & Co Inc đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 thể vừa và nhẹ tại Mỹ. Merck & Co đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir trong năm nay và 20 triệu liệu trình trong năm sau.
Đến nay, một số quốc gia phát triển cũng đạt được các thỏa thuận mua thuốc Molnupiravir của hãng Merck & Co. Ngoài ra, các nước và vùng lãnh thổ như Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Malaysia cho biết cũng đã đạt thỏa thuận hoặc đang đàm phán mua loại thuốc trên của Merck & Co.
Nghiện tiền số - 'Dịch bệnh' đang âm thầm tấn công toàn cầu? Khi Matt Danzico bắt đầu nhìn thấy biểu tượng của các loại tiền số hiện trên bao bì thực phẩm hàng ngày, anh biết mình đã gặp vấn đề về sức khỏe. Giống như vô số người khác, trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, Danzico bị cuốn vào cơn sốt toàn cầu mang tên mua bán tiền kỹ thuật số. Và rất...