Nhật Bản sẽ gia cố ‘bức tường băng’ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản sẽ tiến hành sửa chữa nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi để gia cố bức tường băng tại nhà máy nhằm ngăn chặn nguy cơ rò rỉ nước ngầm.
Quyết định được đưa ra sau khi các kết quả kiểm tra cho thấy xuất hiện tình trạng tan băng một phần ở bức tường này. Nhật Bản phát hiện dấu hiệu bất thường tại Nhà máy Điện hạt nhân Hamaoka Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran hoạt động trở lại Nhà máy điện hạt nhân trên 40 tuổi của Nhật Bản khởi động trở lại
Bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch được đơn vị vận hành nhà máy công bố ngày 25/11, công tác sửa chữa sẽ được triển khai sớm nhất là từ đầu tháng 12. Đây cũng là một phần của chương trình tốn kém và phức tạp nhằm đảm bảo an toàn cho nhà máy này sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Video đang HOT
Bức tường băng được dựng lên để hạn chế nước ngầm rò rỉ vào trong nhà máy. Tình trạng rò rỉ xảy ra sau thảm họa năm 2011 đã gây ra một lượng lớn nước nhiễm xạ độc hại, buộc TEPCO phải hút lên, chứa trong các téc nước lớn và tìm cách xử lý. Nhật Bản có kế hoạch giải phóng hơn 1 triệu tấn nước đã qua xử lý ra biển.
Thảm họa tại nhà máy điện Fukushima là sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986. Thảm họa xảy ra ngày 11/3/2011 sau khi một trận động đất có độ lớn 9,0 đã gây ra sóng thần quét qua khu vực ven biển phía Đông Bắc Nhật Bản, khiến gần 20.000 người thiệt mạng, 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Sự cố tại nhà máy điện này đã khiến một lượng lớn chất phóng xạ rò rỉ vào không khí, đất và nước ở khu vực quanh. Chính phủ Nhật Bản đã chi khoảng 300 tỉ USD để tái thiết vùng Tohoku bị tàn phá nặng nề sau thảm họa này.
Tuy nhiên, các khu vực quanh nhà máy Fukushima Daiichi vẫn bị giới hạn do lo ngại mức phóng xạ còn cao. Chỉ 9 trong số 33 lò phản ứng thương mại còn lại của Nhật Bản được phê duyệt để khởi động lại theo các tiêu chuẩn an toàn hậu Fukushima và chỉ 4 lò phản ứng đang hoạt động, so với 54 lò trước thảm họa.
Nhật Bản xây dựng đường hầm dưới biển để xả thải từ nhà máy điện Fukushima
Các nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) ngày 25/8 đã công bố kế hoạch xây dựng một đường hầm dưới biển để xả hơn 1 triệu tấn nước đã qua xử lý vào đại dương.
Bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), công tác xây dựng đường hầm sẽ được triển khai vào tháng 3/2022, sau khi thực hiện các nghiên cứu khả thi và được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng. Dự kiến, đường hầm này sẽ có đường kính khoảng 2,5 mét, với chiều dài khoảng 1 km kéo dài về phía Đông Thái Bình Dương, từ các bể chứa chứa khoảng 1,27 triệu tấn nước đã qua xử lý.
Lượng nước trên bao gồm cả nước được sử dụng để làm mát các lò phản ứng của nhà máy, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011, cũng như mưa và nước ngầm chảy vào mỗi ngày. Một hệ thống bơm và lọc quy mô lớn chiết xuất hàng tấn nước bị ô nhiễm mỗi ngày và lọc bỏ hầu hết các nguyên tố phóng xạ.
Kế hoạch xây dựng đường hầm trên đã được công bố sau khi Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 4 vừa qua quyết định xả thải từ nhà máy Fukushima ra biển, sau khi đã xử lý nước nhiễm phóng xạ xuống nồng độ Triti ở mức 1.500 becquerel/lít - tương đương 1/40 nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản và 1/7 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối với nước uống.
Mặc dù vậy, quyết định này vẫn gây ra những phản ứng từ các quốc gia láng giềng cũng như sự phản đối gay gắt của cộng đồng ngư dân địa phương. Người dân ở vùng biển này lo ngại rằng việc xả thải sẽ làm ảnh hưởng tới kế sinh nhai của họ, sau nhiều năm phải chật vật để lấy lại niềm tin của khách hàng đối với chất lượng hải sản.
Phát biểu với báo giới ngày 25/8, ông Akira Ono - một quan chức của TEPCO khẳng định việc xả thải qua đường hầm sẽ giúp ngăn nước chảy ngược trở lại bờ biển. Ông nêu rõ: "Chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ về các chính sách an toàn của mình và các biện pháp mà chúng tôi thực hiện, theo đó chúng tôi có thể xóa tan mối lo ngại của mọi người liên quan vấn đề hải sản".
TEPCO đồng thời nhấn mạnh sẵn sàng bồi thường những thiệt hại liên quan công tác xả thải này, cũng như chấp nhận sự thanh tra của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về độ an toàn. Trước đó, IAEA đã chấp thuận quyết định xả thải này của Nhật Bản.
Trong khi đó, Thủ tướng Suga Yoshihide gọi việc thải bỏ nước ứ đọng tại nhà máy Fukushima là một "nhiệm vụ tất yếu" vì tất cả các bể chứa dự kiến sẽ đạt giới hạn tối đa là 1,37 triệu tấn vào đầu mùa Thu năm 2022. Các chuyên gia cũng khẳng định nước thải đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima không tiềm ẩn nguy cơ, xét về mặt khoa học.
Việt Nam nói về việc Nhật xả nước thải Fukushima ra biển Việt Nam cho rằng mọi hoạt động phát triển nguyên tử vì mục đích hòa bình cần đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường biển, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. "Việt Nam ủng hộ quyền phát triển, sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân thuộc...