Nhật Bản sẽ có nông trại vận hành bằng robot
Robot sẽ trở thành một người nông dân thực thụ trong tương lai khi được ‘quản lý’ toàn bộ nông trại, mà không có bóng dáng con người. Một công ty Nhật Bản hứa hẹn sẽ làm được điều đó!
Nhật Bản sẽ có nông trại vận hành bằng robot – Ảnh minh họa: Reuters
Công ty Spead (Nhật Bản) đang lên kế hoạch xây dựng một nông trại trồng rau diếp cá trong nhà được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính và robot, theo Business Insider ngày 7.10.
Công ty hy vọng robot sẽ là những người nông dân đích thực trong tương lai và họ sẽ cho ra mắt nông trại này vào năm 2017. Với công nghệ hiện đại 100% tự động hoá, sản phẩm của nông trại hứa hẹn sẽ là nguồn rau sạch, bảo vệ môi trường với giá thành cạnh tranh.
Cụ thể, rau diếp được trồng trong nước nên không làm lãng phí tài nguyên đất. Hơn nữa, 98% lượng nước sẽ được tái chế và nông trại không sử dụng thuốc trừ sâu. Vì trồng trong nhà nên nông trại sẽ sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo. Nguồn năng lượng này cũng được tái sử dụng.
Video đang HOT
Hiện nay, cũng đã có các nông trại trong nhà với nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng được vận hành bằng máy móc. Nhưng công ty này mong muốn robot sẽ làm tất cả các quy trình từ gieo hạt đến thu hoạch.
Trước mắt, công ty vẫn đang vận hành thử máy trồng cây và trong giai đoạn nghiên cứu tạo ra “mắt người” để nhận biết được hạt giống đã nảy mầm hay chưa. Đại diện công ty cho biết sẽ xây dựng nông trại trong năm sau và ước tính sẽ cắt giảm được 50% chi phí thuê lao động.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Tham vọng siêu chiến binh của Mỹ
Các binh sĩ Mỹ đã được cấy chip siêu nhỏ vào não với hy vọng có thể giúp họ chống chọi tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), nhưng trên hết là cải thiện năng lực trên chiến trường.
Mục tiêu mà DARPA theo đuổi là "vũ khí hóa mọi thứ" - Ảnh: DARPA
Chương trình "Giao diện não - máy" là ý tưởng chủ đạo trong nỗ lực của Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) nhằm sử dụng công nghệ để cải thiện năng lực chiến đấu của binh sĩ. Được chế tạo dựa trên các con chip từng dùng để điều trị các bệnh nhân Parkinson, thiết bị cấy ghép được thiết kế giúp binh sĩ tăng khả năng tập trung và chiến đấu dẻo dai hơn.
Nguyên lý hoạt động của nó là gửi các kích thích điện tử điều chỉnh những mô hình hoạt động não bất thường. Công nghệ này cũng đã được sử dụng trong việc phát triển trí thông minh nhân tạo, hoặc robot chiến đấu, nhờ tận dụng dữ liệu tích lũy theo thời gian sau khi theo dõi các hoạt động phức tạp của não người ở mức độ chính xác cao.
Một cuốn sách mới ra với tựa đề Não bộ của Lầu Năm Góc cho rằng phía quân đội trên thực tế đã triển khai việc thử nghiệm các thiết bị cấy ghép. Nếu thông tin này được chứng minh, điều đó có nghĩa là binh sĩ có thể được cấy chip vào đầu trong vòng 5 năm nữa.
Tác giả Annie Jacobsen, một học giả chuyên mảng quân sự, cho hay có ít nhất 300.000 trong số 2,5 triệu binh sĩ Mỹ từng tham chiến ở Afghanistan và Iraq đều bị chẩn đoán mắc chứng PTSD. Trong khi trưởng nhóm nghiên cứu khoa não của DARPA, tiến sĩ Justin Sanchez cam đoan rằng dự án này là hy vọng khả thi nhất của quân đội Mỹ trong nỗ lực đối phó PTSD.
Dự án với ngân sách 26 triệu USD nhằm phát triển thiết bị cấy ghép não tại Đại học San Francisco (UCSF) lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 2.2014. DARPA đã bắt tay với hãng Medtronic ở Minneapolis, công ty đã phát triển chip cấy não cho bệnh nhân Parkinson trong nỗ lực củng cố ký ức ngắn hạn và phục hồi những ký ức đã mất.
Theo đó, nón đo điện não đồ (EEG) thu thập tín hiệu từ các điện cực gắn vào da đầu, từ đó kết nối với máy tính có nhiệm vụ ghi nhận sóng não trong 1 đến 3 giờ. Theo thời gian, DARPA hy vọng sẽ phát triển một dạng thiết bị có thể mang theo người và tương tác không dây với chip gắn trong não, vừa ghi nhận vừa kích thích hoạt động não.
Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ đang gần hoàn tất việc chế tạo áo giáp tùy thân công nghệ cao dành cho các binh sĩ, nhằm ngăn chặn những chấn thương trong lúc chiến đấu. Một dự án khác cũng được DARPA tài trợ thì tìm cách phát triển các thiết bị cấy ghép được tiêm vào cơ thể của bệnh nhân, với mục tiêu đẩy mạnh sự hồi phục của vết thương.
Khi phát hiện một cơ quan bị chấn thương, các thiết bị sẽ kích hoạt các dây thần kinh liên quan để đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Về mặt lý thuyết, hướng tiếp cận này hứa hẹn sẽ tạo ra những binh sĩ mạnh mẽ hơn và tiến gần đến viễn cảnh "siêu chiến binh".
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien
Spot - Chú chó robot được thử nghiệm tập trận cùng Hải quân Mỹ Spot hội tụ nhiều đặc điểm để nó có thể di chuyển trên rất nhiều loại địa hình phức tạp, điều không thể thiếu cho nhiệm vụ chiến trường. Không một nơi nào mà robot có vai trò hữu dụng hơn nơi chiến trường. với những nhiệm vụ nguy hiểm được thực thi bởi robot, thiệt hại con người sẽ được giảm tới...